Hoa đào trong khuôn viên nhà Phật

Trân Bảo (từ CHLB Đức) Thứ năm, ngày 02/02/2023 16:48 PM (GMT+7)
Từ thuở có trời đất, lãnh địa An Nam đã có hoa đào tỏa sắc trong các khu rừng nguyên sinh. Dân đi rừng đã chọn và chặt cành hoa này về trịnh trọng đặt nơi thờ cúng ông bà trong nhà, dần dà được trồng trong vườn và trở thành cây cảnh độc tôn trong ngày Tết cổ truyền cho tới nay.
Bình luận 0

Hoa đào trong đức tin

Tổ tiên ta truyền lại ý nghĩa linh thiêng của hoa đào được huyền thoại hóa rằng: Xửa xưa ở một vùng phía Bắc có hai vị thần ngụ trên cây đào lâu niên. Các dẻo núi, nẻo quê, lũ ma quỷ thường quấy đảo đời sống dân làng. Hai vị thần oai lực đã hàng phục được ma chướng phải thối lui không để lại dấu vết, dân chúng được trở lại cuộc sống an lành, chăm lo ruộng vườn quanh năm.Từ đó các chùa, đền, miếu cũng không thể thiếu cây đào hoặc cành đào trong ngày tết.

Năm 1954, miền Bắc hòa bình rất nhiều gia đình trưng hoa đào tết trong hai lọ lục bình cỡ trung đặt cân xứng trên hai đầu tủ chè khảm trai, bên dưới tủ chè là giường chân quỳ, nếu lo lục bình lớn cắm cành đào lớn thì đặt trên hai chậu đôn hai bên chân tủ thờ. Hầu hết trong Chánh điện hoặc tiền đường của các chùa vẫn còn lưu giữ những lọ lục bình cổ cực lớn cắm hoa đào.

tan/ Hoa đào trong khuôn viên nhà Phật - Ảnh 1.

Chùa Thiện Minh ở Lyon (Pháp). Ảnh: T.V

Hoa đào dù ở lối đi hay trong sân chùa được trồng từ trí tuệ Phật pháp, ẩn chứa giàu ngôn ngữ ở khía cạnh hoằng Pháp, Phật tử sẽ thấy ấm áp thân thiết hơn với ngôi nhà của Phật, mai sau sẽ góp cho trang văn học về nơi linh thiêng thêm trầm sâu...

Ở xứ Phù tang, dường như đâu đâu cũng có hoa đào từ cung đình, các công viên, ven hồ đến các chùa, đền, ngay từ đường đi vào cho tới cửa chùa, sân chùa đều có anh đào rực rỡ. Tuy vậy, hoa anh đào xứ Nhật hầu hết là màu hồng phai. Chưa kể đến hoa anh đào ở các chùa ở Hàn Quốc. Các chùa Việt Nam ở Pháp, Mỹ, Đức, Nga, Ba Lan, Công hòa Séc… có lợi thế về khí hậu trồng rất nhiều anh đào ở khu Lộc Uyển và những nơi tôn tượng các chư Phật.

Trung Quốc không nhiều hoa anh đào như Nhật Bản, nhưng hoa đào bích phát triển rộng ở một số tỉnh, tại thung lũng Peach Blossom tỉnh Nyingchi thuộc dân tộc Tạng, hàng năm có lễ hội hoa đào thu hút nhiều phật tử, du khách bản địa và khách quốc tế, người ta ví hoa đào ở vùng núi tuyết này là "Thụy Sĩ ở Tây Tạng". Tây Tạng ở vùng núi cao, khí hậu khá khắc nghiệt, nhưng vào mùa xuân từ thủ đô Lhasa đến các vùng thảo nguyên, thung lũng, hoa đào cựa mình khoe sắc. Những cây đào an nhiên tự tại bên những tu viện, bảo tháp, thánh tích càng tôn lên giá trị kiến trúc độc đáo của những công trình Phật giáo xứ Tạng.

Việt Nam, một số tỉnh có khí hậu phù hợp trồng hoa đào, ngoài đào bích còn có đào phai, bạch đào còn gọi là hoa mai trắng. Riêng các tỉnh thuộc vùng núi Tây Bắc, đến mùa xuân hoa đào nở hàng loạt trong rừng.

Miền xuôi có Hà Nội, miền Trung cao nguyên có hoa anh đào Đà Lạt từ hơn trăm năm, ngày nay các tỉnh Tây Nguyên đã có mai anh đào.... Ở Đà Lạt do khí hậu tốt có Thiền viện Vạn Hạnh, Thiền viện Trúc Lâm hiện đã trồng khá nhiều hoa anh đào trên lối đi lên chùa và trong vườn ở phía sau Tu viện, chùa Linh Sơn đường Nguyễn Văn Trỗi chỉ có anh đào bên ngoài cổng...

Hoa đào nơi cửa Phật

tan/ Hoa đào trong khuôn viên nhà Phật - Ảnh 3.

Tây Thiên cổ tự Tam Đảo.

Chùa Linh Phước ở Đà Lạt còn có tên "chùa Ve Chai", các "phó nháy" muốn có ảnh nghệ thuật chùa Linh Phước phải photoshop thêm hoa đào làm tiền cảnh thăng hoa kiến trúc ngôi chùa cổ. Miền trung phía bắc có chùa Cổ Am tỉnh Nghệ An các chư tăng – chư ni – phật tử đã phải dầy công sức tạo dựng rất nhiều cây hoa đào giả trong sân chùa, chỉ là "giả" thôi đã thu hút phật tử nườm nượp đến chiêm bái Phật. Có một ngôi chùa Ni ở miền Tây cũng tạo một vườn anh đào giả được rất nhiều người thăm viếng, rõ ràng hoa đào được chư – tăng ni – phật tử quý giá như thế nào. Mấy năm trước, Việt Nam có Lễ hội hoa đào nhưng là anh đào của xứ khác, cũng hấp dẫn rất nhiều người trẩy hội.

Miền Bắc, ví như chùa Pháp Vân (chùa Dâu) ở Bắc Ninh gần một ngàn tuổi, cho đến nay trong khuôn viên chùa cũng không trồng hoa đào. Những ngôi chùa cổ như thế đã từng đi vào dòng văn, tứ thơ, khuôn nhạc, nhưng những từ howa đào rất ít xuất hiện, vì đời thực có đâu mà… tả. Chỉ có kịch tác gia Trúc Đường đưa cành đào lên sân khấu (năm 1964) mô tả vua Quang Trung sau khi chiến thắng quân Thanh đã gửi cành đào hỏa tốc từ Phú Xuân ra thành Thăng Long tặng công chúa Ngọc Hân, cho dù lịch sử không có thật nhưng giá trị của hoa đào đã được tác giả Trúc Đường hư cấu rất ý nghĩa.

Tại quần thể chùa Tây Thiên – Tam Đảo có từ năm 2450 trước Công nguyên thời Vua Hùng thứ 7 sở hữu những cây hoa đại lâu niên, mấy năm qua đã trồng thêm rất nhiều hoa anh đào, những dãy hoa mời gọi không lời phật tử và du khách tứ phương mỗi mùa lễ hội tăng rất mạnh. Khí hậu ở miền Nam phù hợp trồng hoa mai nên các vị cao tăng từ xưa đã rất chú ý trồng hoa mai trong sân chùa, nếu hàng trăm năm trước các chùa miền Bắc cũng trồng hoa đào giống như thế thì bây giờ đã rất khác. Nhưng do hàng ngàn năm dân Việt liên tiếp oằn mình chống giặc ngoại xâm, giữ gìn được ngôi chùa là may. Nhưng ngày nay đã khác thì chùa chiền cũng cần thay đổi để phù hợp.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem