Bài chia sẻ về tình trạng gương mặt của Linda nhận được nhiều quan tâm trên mạng xã hội. Ảnh chụp màn hình
Linda cho biết đây là tình trạng sau hơn một tháng nạo silicone ra khỏi khuôn mặt đã biến dạng 70%. Gương mặt của cô không cải thiện mà ngày càng trở nên tồi tệ. Dù đã tiêm nhiều thuốc, vết thương bên trong chưa lành, méo mó, ứ dịch và sưng phù nhiều hơn.
Bác sĩ thẩm mỹ Nguyễn Hoàng Hà, (tốt nghiệp bác sĩ đa khoa, Đại học Y Hà Nội), cho biết silicone lỏng đã bị cấm sử dụng từ lâu. Tuy nhiên, nhiều cơ sở spa vẫn đánh lừa khách hàng chất này là mỡ nhân tạo hoặc filler.
Silicone lỏng khi vào cơ thể sẽ thâm nhập vào trong mô dưới da, trong cơ, sụn, xương thành một khối thống nhất, không thể tách rời. Vì vậy, muốn lấy chất này ra khỏi cơ thể, bạn phải lấy luôn cả phần thịt bị nhiễm độc. Các phương pháp khác như hút, nạo, chích thuốc, đều không có hiệu quả và sẽ làm tình trạng xấu đi.
Gương mặt của Linda trước khi bị biến dạng. Ảnh: FBNV
"Silicone là một chất lạ nên cơ thể sẽ chống lại, bạch cầu gom lại thành khối, chuyên môn gọi là siliconoma. Siliconoma có thể lấy ra nhưng không thể nạo sạch 100%, thậm chí chúng sẽ vỡ, rò rỉ và tạo nên hiện tượng mấp mô như gương mặt của Linda hiện tại", bác sĩ Hà cho biết thêm.
Vị chuyên gia này khuyến cáo, bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ để siêu âm, chụp cộng hưởng từ. Phần tập trung nhiều silicone cần được phẫu thuật lấy ra, thực hiện 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 3 tháng.
Mổ lấy silicone lỏng là phẫu thuật lớn, thường phải gây mê, khoảng bóc tách rộng. Sự hiện diện của mô ghép làm thời gian theo dõi chăm sóc hậu phẫu kéo dài, khó khăn. Về việc dùng thuốc sau mổ phải, bệnh nhân phải tuân theo những lời dặn của bác sĩ trong quá trình điều trị.
Xem thêm: Clip chế Despacito phiên bản phẫu thuật thẩm mỹ gây sốt
Kỳ Sam (Zing)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.