Hủ tục "mượn vợ" dưới thời nhà Thanh tàn nhẫn như thế nào?

Kim Dung Thứ tư, ngày 08/11/2023 22:37 PM (GMT+7)
Những người nghèo thời Thanh đã phải tìm đến cách làm tàn nhẫn để được nối dõi tông đường.
Bình luận 0

Theo đó, thủ tục "mượn vợ" đó được miêu tả sơ bộ như sau: Qua mai mối, một người đàn ông muốn "mượn vợ" sau khi tìm được người ưng ý, sẽ tiến hành thỏa thuận với... bên "cho mượn", bên "cho mượn" sẽ ra giá, nếu "bên mượn" đồng ý sẽ tiến hành ký khế ước.

Khế ước "mượn vợ" có ghi thời gian mượn, giá thuê, và điều rất quan trọng nhất là người vợ được đem đi "cho mượn" phải thực hiện được khả năng nối dõi tông đường cho người mượn.

Thời nhà Thanh đàn ông không có tiền không thể lấy vợ, người ta đành nghĩ ra cách tàn nhẫn này để nối dõi tông đường - Ảnh 1.

Khế ước “mượn vợ” dưới thời nhà Thanh (Ảnh tư liệu lịch sử. Nguồn: Kknews)

Qua tìm hiểu của một số nhà nghiên cứu thì hình thức "mượn vợ" này thật ra là để những người đàn ông vì quá nghèo không có đủ tiền tiến hành lễ cưới hoặc nạp thêm thê thiếp - trong khi nhu cầu "có con trai nối dõi" thì không thể không thực hiện được.  

Giá của việc cho thuê vợ được xác định tùy theo thể trạng của từng người, thường được tính dựa vào độ tuổi, ngoại hình và thời gian sống với nhau. 

Một khi giao ước kết thúc, thường từ 3 đến 5 năm, người phụ nữ sẽ bị trả về và không được thấy con của mình.

Việc “mượn vợ” thật ra là vi phạm cả nhân tình và nhân tính, vì vậy, triều đình nhà Thanh khi phát hiện đã ban hành luật cấm "cho thuê" vợ. Song luật pháp thời này vẫn chưa triệt để, việc xử phạt chỉ diễn ra khi tìm thấy khế ước "mượn vợ", nếu không có "bằng chứng" thì coi như khe hở luật pháp, sự việc được nhà nước bỏ qua.  

Hủ tục này phổ biến vào thời nhà Thanh và chỉ bị cấm hoàn toàn khi triều đại phong kiến này sụp đổ. Tuy vậy gần đây, rất bất ngờ là nó đã quay trở lại. Cụ thể, theo nhà nghiên cứu Peng Taisong, tác giả cuốn sách Làng độc thân xuất bản năm 2017, tình trạng biến vợ mình thành món hàng, mang đi cầm cố, cho thuê trong khoảng thời gian nhất định đã xuất hiện ở nhiều vùng nông thôn.

Bên thuê và bên cho thuê sẽ thỏa thuận kỳ hạn, tiền thuê và các điều khoản khác để thống nhất hợp đồng. Sau khi ký kết hợp đồng, người vợ sẽ bắt đầu quan hệ "vợ chồng lâm thời" với người chồng mới.

Một số hợp đồng quy định người phụ nữ đã làm lễ cưới mới không được chung sống với người chồng cũ và không được thăm con trong thời gian được thuê. Một vài trường hợp thậm chí còn yêu cầu người vợ phải sinh con cho chồng mới.

Người vợ cho thuê ở các vùng quê được gọi theo những cái tên khác nhau. Ví dụ, ở phía đông bắc, nó được gọi là gangtao, ở Cam Túc được gọi là Xiuqi và Thiểm Tây được gọi là Chuanmenzi. Dù tên gọi khác nhau, mô hình hôn nhân và động cơ về cơ bản là giống nhau.

Zhang và chồng đều là người Hà Nam, sau khi kết hôn họ có một bé trai và một bé gái. Năm 1999, chồng Zhang qua đời vì tai nạn lao động.

Không đủ khả năng nuôi con, Zhang đồng ý làm vợ thuê của ông Yan, một người đàn ông lớn tuổi chưa vợ cùng quê. Trong hợp đồng quy định ông Yan sẽ chung sống với Zhang như vợ chồng và có trách nhiệm chu cấp cho hai con của cô.

Hủ tục "mượn vợ" dưới thời nhà Thanh tàn nhẫn như thế nào? - Ảnh 2.

Mua bán hôn nhân, thuê vợ, thông gia kép bị chỉ trích vì dùng lợi ích vật chất trao đổi hôn nhân. Ảnh: Weibo.

Năm 2010, một cuộc khảo sát được thực hiện với hàng nghìn người di cư nông thôn tại 10 thành phố trên khắp Trung Quốc, kết luận rằng cô độc, thiếu trải nghiệm lãng mạn là tình cảnh chung của nhóm này.

Kinh tế khó khăn, mất cân bằng giới tính cùng tư tưởng phân biệt vùng miền khiến số lượng "đàn ông còn sót lại" tại các vùng quê ngày càng nhiều.

"Tình trạng mua bán hôn nhân, thuê vợ, thông gia kép vốn là những hủ tục đã quay trở lại, phổ biến trong xã hội hiện đại đang cho thấy mức độ nghiêm trọng của vấn đề", nhà nghiên cứu Peng Taisong nhận định.



Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem