Huyện Tịnh Biên

  • Là sản phẩm mang nhiều dược tính và đặc biệt an toàn khi sử dụng, mật ong trở thành mặt hàng được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, giá cả và chất lượng sản phẩm này ở An Giang mỗi nơi mỗi khác, khiến người tiêu dùng gặp khó khăn khi cần sử dụng.
  • Những năm gần đây, nhiều người chơi thú cưng đã đam mê, thích thú và sưu tầm con rồng Nam Mỹ để vừa làm cảnh vừa làm kinh tế rất hiệu quả. Điển hình như anh Lê Duy Tân, 22 tuổi ở thị trấn Nhà Bàn, huyện Tịnh Biên (An Giang). Sau 7 năm gắn bó với con vật hoang dã này, anh đã tự làm giàu cho bản thân.
  • Mùa mưa vừa kết thúc, hàng ngàn người dân ở huyện Tri Tôn và huyện Tịnh Biên (tỉnh An Giang) lại tất bật chuẩn bị dụng cụ để đi hái trái thốt nốt, lấy nước nấu đường thốt nốt. Trời chưa hửng sáng đã thấy những bóng người xuất hiện dưới gốc cây thốt nốt, thoăn thoắt trèo lên và mất hút trong tán lá xum xê. Trèo hái thốt nốt được gọi là nghề mưu sinh giữa lưng trời hoặc “ăn cơm dưới đất làm việc trên trời”.
  • Ngày nay, rau rừng hoang dại ở vùng Bảy Núi (tỉnh An Giang) đã trở thành món ăn khoái khẩu. Hương vị ngọt ngào, thanh khiết của rau rừng thiên nhiên đã làm say lòng nhiều lữ khách...Theo đó, tuy có thể phải đối mặt với thú dữ, côn trùng độc, rắn rết, nhưng với nghề hái rau rừng, nhiều hộ dân sinh sống ở vùng Bảy Núi có việc làm quanh năm và sống khỏe re, thu nhập khá.
  • Có những loại cây, cỏ, trong đó có loài lan quét nhìn cũng bình thường nhưng có tác dụng trị bệnh rất bất ngờ. Hiểu được giá trị của những loại thuốc quý mọc hoang dã, cư dân núi Cấm (tỉnh An Giang) đang nỗ lực bảo tồn, giữ gìn như một nét rất riêng của vùng đất huyền bí này.
  • Để tạo điều kiện cho người dân biên giới và nước bạn có nơi buôn bán, tỉnh An Giang đã thành lập chợ bò Tà Ngáo. Mùa nước nổi, chợ bò vùng biên hoạt động hết sức nhộn nhịp. Từ đây, bò được kiểm dịch rồi lên xe tỏa khắp các tỉnh tiêu thụ.
  • Khu vực cầu cạn (cầu Xuân Tô, thị trấn Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) còn có tên gọi khác là “Biển đồng”, “Hà Tiên 2”. Đơn giản thôi, vào mùa nước cạn, dưới chân cầu là ruộng lúa bạt ngàn, kéo dài tít tắp. Nước nổi tràn về, khu vực ấy trở thành đồng nước mênh mông, trĩu nặng phù sa và thủy sản. Chẳng phải điểm du lịch, cầu cạn vẫn được nhắc đến, quyến luyến lòng người bằng sự bình yên rất riêng của mình.
  • Năm nay, nước lũ lớn, nước lên nhanh và cao đã “đãi” dân câu lưới huyện Tịnh Biên, TP. Châu Đốc...của tỉnh An Giang một mùa đánh bắt cá đồng bội thu. Với họ, đây là thời điểm lý tưởng để khai thác cá đồng, vợt xúc lươn và cải thiện thu nhập.
  • Năm nay lũ về, nước tràn đồng sớm, ông Hồ Văn Đại, xã Phú Hữu, huyện An Phú (tỉnh An Giang) dăng hơn 1.000m dớn ở cánh đồng ấp Phú Hiệp (xã Phú Hữu). Tuy nhiên, do con nước lên nhanh bất ngờ, ngập lút đường đăng, cá không đi vào đú mà thoát ra ngoài nhiều khiến ông thất thu. Mỗi ngày ông đánh bắt được 30 ký cá linh nhưng vẫn không có lời.
  • Hàng năm, cứ đến mùa nước nổi là các hộ làm nghề đan lọp đánh bắt cá tôm và các loài thủy sản trong tỉnh An Giang trở nên tất bật và nhộn nhịp. Năm nay lũ về sớm, con nước lên cao, hoạt động sản xuất - kinh doanh sôi động hơn những năm trước.