U16 Việt Nam đã có đánh giá ban đầu về độ chơi đẹp của chủ nhà Indonesia. Cụ thể, thầy trò HLV Nguyễn Quốc Tuấn được bố trí khách sạn, đồ ăn và địa điểm tập luyện đạt chất lượng như ý muốn. Tuy nhiên, U16 Việt Nam sớm vỡ mộng khi đến kiểm tra sân Sultan Aung, nơi thầy trò HLV Nguyễn Quốc Tuấn sẽ phải gặp U16 Singapore (31/7) và U16 Philippines (3/8) tới.
Theo ghi nhận, mặt sân Sultan Aung không đều. Cỏ được trồng tới 3-4 loại khác nhau với chiều cao chỗ thấp, chỗ cao. Ngoài ra, vì các loại cỏ khác nhau nên có khu vực mặt sân cứng nhưng có chỗ mặt sân lại mềm. Nhiều chỗ lõm, mấp mô, gồ ghề. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc di chuyển, chạy chỗ của các cầu thủ U16 Việt Nam.
Bởi nó sẽ ảnh hưởng đến việc trụ chân ở từng khu vực (mềm, cứng). Thậm chí, các cầu thủ có thể bị lật cổ chân khi thi đấu trên mặt sân này. Theo đánh giá, chất lượng mặt sân Sultan Aung không bằng so với sân tập mà U16 Việt Nam đã rèn luyện tại trường quốc tế Jorgiakarta những ngày qua.
Chưa dừng lại ở đó, điểm di chuyển giữa khách sạn của U16 Việt Nam đến sân Sultan Aung khá xa. Với khoảng cách lên đến 16 km cộng thêm mật độ giao thông dày đặc, việc di chuyển của U16 Việt Nam có thể lên tới 1 tiếng đồng hồ. Việc thi đấu vào lúc 15h00 cũng sẽ ảnh hưởng đến thể lực của U16 Việt Nam.
Đây có thể xem như một màn đáp lễ của chủ nhà Indonesia. Cụ thể ở SEA Games 31, khi đội U22 Indonesia tham dự, chủ nhà Việt Nam sắp xếp cho đoàn quân của HLV Shin Tae Yong tập ở sân Tam Nông. Đây là sân có kích thước thiếu tiêu chuẩn và mặt cỏ thiếu chất lượng. Điều đó khiến cho U22 Indonesia mà đứng đầu là HLV Shin Tae Yong liên tục phàn nàn.
Kế đến ở VCK U19 Đông Nam Á 2022, U19 Indonesia bị U19 Việt Nam và U19 Thái Lan loại ngay từ vòng bảng. Đó có thể khiến cho chủ nhà Indonesia càng thêm tức tối và muốn U16 Việt Nam trải qua những khó khăn ở giải lần này.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.