Dù có binh lực lớn gấp nhiều lần Đức ở Mặt trận phía Đông, quân Liên Xô vẫn chiến đấu rất yếu ớt và thất bại liên tục trong giai đoạn đầu của chiến tranh do tổ chức yếu kém. Nguồn ảnh: Warhistory.
Nhiều sử gia tin rằng, quân đội Liên Xô giai đoạn đầu Chiến tranh Thế giới thứ 2 yếu kém một phần là do quá trình thanh lọc của Stalin vào đầu năm 1930 khiến quân đội mất đi rất nhiều chỉ huy tài giỏi. Nguồn ảnh: Warhistory.
Thậm chí, ở một số vùng ở Belarus và ở Ukraine, quân phát xít Đức còn nhận được nhiều sự tiếp đón nồng hậu của người dân địa phương vì đã "giải phóng" họ khỏi người Liên Xô. Nguồn ảnh: Warhistory.
Lo sợ những nhà máy, xí nghiệp sẽ bị ảnh hưởng bởi Chiến tranh, Liên Xô đã di dời gần như toàn bộ các nhà máy, xí nghiệp sản xuất quốc phòng về vùng Viễn Đông xa xôi, tránh xa tầm bay của các loại máy bay ném bom Đức. Nguồn ảnh: Warhistory.
Để giúp Liên Xô đánh Đức ở mặt trận phía Đông, Anh và Mỹ đã cử chuyên gia sang cải tiến và xây dựng rất nhiều nhà máy, xí nghiệp ở Viễn Đông. Trớ trêu thay, khi chiến tranh Lạnh nổ ra, những nhà máy do chính Anh và Mỹ xây dựng lại là các cơ sở sản xuất vũ khí lớn bậc nhất của Moscow. Nguồn ảnh: Warhistory.
Với việc đóng góp quân và tiền của vào cuộc chiến xâm lược Liên Xô của Đức, Phần Lan đã chiếm lại được những vùng đất mà trước đây họ đã từng bị Liên Xô giành được sau Chiến tranh Mùa đông. Nguồn ảnh: Warhistory.
Trong cuộc bao vây Leningrad kéo dài tới 900 ngày, chỉ tính riêng không quân Đức đã thả bom giết chết tới 200.000 người dân thường Liên Xô tại đây. Nguồn ảnh: Warhistory.
Sau thất bại ở vùng công nghiệp Vyazma và Bryansk vào tháng 10.1941, quân đội Liên Xô chính thức rơi vào cảnh kiệt quệ với chỉ 824 chiếc xe tăng còn sống sót và không còn không quân yểm trợ trên chiến trường. Nguồn ảnh: Warhistory.
Thi hài của nhà lãnh tụ Lenin đã được đưa đi sơ tán khỏi Moscow cùng với cuộc sơ tán của các nhà ngoại giao từ khắp các nơi trên thế giới do lo sợ Moscow sẽ trở thành biển lửa khi quân Đức tiến quân vào đây. Nguồn ảnh: Warhistory.
Tuy nhiên, mọi chuyện đã dừng lại vào mùa đông năm 1941 khi cái lạnh khiến quân Đức không còn khả năng tiến quân tiếp do thiếu hậu cần. Nguồn ảnh: Warhistory.
Trước chiến tranh, Liên Xô đã theo sát thị trường châu Âu, đề phòng việc Đức mua dự trữ thịt và lông cừu làm áo ấm để chuẩn bị cho cuộc tiến quân đánh Liên Xô. Khi chiến tranh nổ ra, Đức vẫn chưa mua tích trữ được một chút ít lông cừu nào. Nguồn ảnh: Warhistory.
Mùa đông năm 1941 là mùa đông lạnh nhất trong suốt 140 năm trước đó. Cái lạnh tới -50 độ C ở một vài nơi đã khiến xăng và dầu bị đóng băng, lực lượng cơ giới của Đức bị vô hiệu hóa hoàn toàn mà Liên Xô không tốn lấy một viên đạn. Nguồn ảnh: Warhistory.
Gần như toàn bộ binh lính trong số 3 triệu quân Đức tham chiến ở mặt trận phía Đông đều bị bỏng lạnh - một triệu chứng khiến chân tay của nạn nhân bị thâm tím do lạnh, nếu không được ủ ấm sẽ có thể phải cắt chân, cắt tay do hoại tử. Nguồn ảnh: Warhistory.
Trước đó, cái lạnh cắt da cắt thịt ở Phần Lan đã được coi là một phần nguyên nhân khiến Liên Xô thua ở Chiến tranh Mùa đông thì giờ đây, mùa đông năm 1941 đã góp một phần không nhỏ vào việc phá sản kế hoạch Barbarossa của Đức, giúp Liên Xô có thời gian tái chuẩn bị để phản công. Nguồn ảnh: Warhistory.
Tuấn Anh (Kiến Thức)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.