Kẻ lỳ đòn: Tàu sân bay Mỹ sống sót trước đòn cảm tử Thần phong

Thứ bảy, ngày 15/06/2019 08:31 AM (GMT+7)
Bắt đầu gia nhập Hải quân Mỹ từ năm 1943, tàu sân bay USS Bunker Hill được đóng theo lớp Essex nổi tiếng với khả năng chịu đứng tuyệt vời khi nó vẫn "sống tốt" sau những đợt tấn công Thần Phong của máy bay Nhật Bản trong suốt cuộc chiến.
Bình luận 0

img

Tàu sân bay USS Bunker Hill của Mỹ được bắt đầu đóng mới từ tháng 9/1941 và tới ngày 7/12/1942 được chính thức hạ thuỷ. Với sự yêu cầu gấp rút của chiến tranh, USS Bunker Hill đã được gia nhập biên chế Hải quân Mỹ chỉ sau đó nửa năm - vào ngày 23/5/1943. Nguồn ảnh: Warhistory.

img

Bunker Hill được đóng theo lớp Essex và có khả năng mang theo tối đa 2600 nhân lực bao gồm cả thuỷ thủ đoàn lực lượng không quân. Tàu có độ giãn nước tối đa 36.000 tấn và có tốc độ tối đa khoảng 32 hải lý/giờ. Nguồn ảnh: Warhistory.

img

Giống như mọi tàu sân bay Mỹ khác thuộc lớp Essex khác, hàng không mẫu hạm USS Bunker Hill cũng có trang bị pháo cỡ lớn với 4 khẩu pháo 127mm, 8 khẩu pháo phòng không 40mm và 46 khẩu pháo 20mm. Nguồn ảnh: Warhistory.

img

So với các tàu sân bay ngày nay, khả năng mang máy bay của USS Bunker Hill thậm chí có phần đáng nể hơn nhiều khi nó có thể mang theo từ 90 tới 100 máy bay chiến đấu các loại. Nguồn ảnh: Warhistory.

img

Sau khi tập kết ở Trân Châu Cảng vào tháng 11/1943, tàu sân bay Bunker Hill đã cùng với các tàu sân bay USS Essex và USS Independence nhắm thẳng hướng Tây tiến vào trận chiến với Hải quân Hoàng gia Nhật Bản trên Mặt trận Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: Warhistory.

img

Trong thời gian từ tháng 12/1943 tới ngày 4/1/1944, tàu sân bay USS Bunker Hill đã hỗ trợ nhiều cuộc đổ bộ tấn công chiếm các đảo thuộc vùng biển Thái Bình Dương bao gồm quần đảo Marshall, Truk, Guam, Tinian, Saipan và Palau. Nguồn ảnh: Warhistory.

img

Trong những tháng cuối cùng của Chiến tranh Thế giới thứ hai trên mặt trận Châu Á - Thái Bình Dương, tàu sân bay USS Bunker Hill đã trở thành mục tiêu có giá trị nhất đối với lực lượng Thần Phong của Nhật Bản. Ngày 11/5/1945, USS Bunker Hill hứng chịu đợt tấn công cảm tử từ các phi cơ Kamikaze và chịu thương vong tổng cộng khoảng 600 người. Nguồn ảnh: Warhistory.

img

Bên trong hàng không không mẫu hạm USS Bunker Hill tan hoang đổ nát sau những đợt tấn công liên tiếp của thần phong. Tổng số quân nhân thiệt mạng là 346 người chỉ tính riêng trong ngày 11/5/1945. Nguồn ảnh: Warhistory.

img

Phần thân của USS Bunker Hill khu vực thang nâng máy bay số hai bị hư hỏng hoàn toàn sau khi bị tấn công bởi các máy bay cảm tử Thần Phong mang đầy thuốc nổ. Nguồn ảnh: Warhistory.

img

Tàu sân bay USS Bunker Hill sau này được biết tới như một tàu sân bay "lỳ đòn" nhất của Hải quân Mỹ khi nó bị hàng chục máy bay cảm tử của Nhật nhắm vào nhưng vẫn không bị đánh chìm hoàn toàn. Nguồn ảnh: Warhistory.

img

Phần đường băng của tàu sân bay USS Bunker Hill hỏng hoàn toàn sau những đợt tấn công cảm tử đầu tiên của Nhật Bản. Những pha tấn công "hiểm" như thế này sẽ vô hiệu hoá toàn bộ khả năng triển khai và thu hồi máy bay của tàu sân bay đối phương. Nguồn ảnh: Warhistory.

img

Thang nâng máy bay số 1 cũng chịu chung số phận khi bị tấn công tan nát và mất khả năng sử dụng. Có thể dễ dàng nhận thấy bên trên boong tàu, hàng loạt chiến đấu cơ mà USS Bunker Hill mang theo đã bị cháy rụi hoàn toàn. Nguồn ảnh: Warhistory.

img

USS Bunker Hill mất hoàn toàn khả năng chiến đấu và phải được lai dắt về cảng sửa chữa ngay sau cuộc đụng độ với lực lượng Thần Phong của Nhật vào ngày 11/5/1945. Nguồn ảnh: Warhistory.

img

Quá trình sửa chữa của USS Bunker Hill phải kéo dài tới năm 1947 mới kết thúc. Tuy nhiên lúc này Chiến tranh Thế giới thứ hai đã kết thúc từ lâu. Năm 1973, USS Bunker Hill bị đưa tới bãi dỡ sắt vụn để tái chế, số phận của tàu sân bay cứng đầu nhất Chiến tranh Thế giới thứ hai chính thức kết thúc. Nguồn ảnh: Warhistory.

Tuấn Anh (Kiến Thức)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem