Theo sử sách ghi chép, Hiếu Thành Nhân hoàng hậu Hách Xá Lý thị xuất thân hiển quý thuộc Mãn Châu Chính Hoàng kỳ. Bà là một trong 4 vị Hoàng hậu chính thức của nhà Thanh có lễ đại hôn, tức là phong Hoàng hậu ngay ngày đại hôn lễ, rước kiệu đi qua Đại Thanh môn, mà không phải từ Tiềm để phong lên hay thứ phi tấn phong.
Khi Khang Hi đăng cơ được 4 năm, đến độ tuổi gần trưởng thành và có thể có hậu cung, theo đúng nghi lễ, tứ trụ đại thần gồm Ngao Bái, Sách Ni, Tô Khắc Tát Cáp cà Át Tất Long thương nghị với triều đình, chuẩn bị tiến hành cân nhắc tuyển nữ tú để lập Hoàng hậu cho Hoàng đế. Hách Xá Lý thị vào lúc đó tuy chưa đến chưa đến 10 tuổi, nhưng gia tộc hiển hách, nhiều đời lương thần, lại là cháu nội của Phụ chính đại thần Sách Ni, hiển nhiên nằm trong hàng đầu. Tuy nhiên, tham gia tuyển hậu, còn có cả con gái của hai Phụ chính đại thần khác là Ngao Bái và Át Tất Long.
Trong suốt quá trình thế lực biến hóa, Ngao Bái càng ngày càng bành trướng thế lực, cũng nhiều lần lấy lý do xuất thân của Hách Xá Lý thị là con vợ lẽ, ngăn cản chuyện lập hậu. Tuy nhiên, cuối cùng thì Chiêu Thánh Thái hoàng thái hậu vẫn thành công chọn được Hách Xá Lý thị đăng vị hoàng hậu. Đây thực chất là một cuộc hôn nhân chính trị.
Năm Khang Hi thứ 4, Hách Xá Lý thị được cử hành đại hôn điển lễ, là hoàng hậu thứ 2 được cử hành đại hôn nhập cung. Cứ thế, Hách Xá Lý thị phong quang trở thành hoàng hậu. Năm đó nàng mới 13 tuổi.
Sau khi nhập cung, Hách Xá Lý Hoàng hậu ở chung với Thái hoàng thái hậu và Hoàng thái hậu rất hòa hợp, muôn phần tôn kính, chiếm được cảm tình của cả hai người. Các sử gia đánh giá vị hoàng hậu này là người tài khéo. Một thiếu nữ nhỏ tuổi lại có thể ở trong hậu cung trăm tranh ngàn đấu ứng phó như thường, thực sự không phải là người đơn giản. Bên cạnh đó, do nhan sắc xinh đẹp lại khéo léo, hiểu chuyện, Hách Xá Lý Hoàng hậu còn giúp Khang Hi giải đáp những chuyện chính sự khó khăn không ít lần.
Sau, Hách Xá Lý Hoàng hậu lại sinh hạ cho Khang Hi 2 người con trai, được Khang Hi hoàng đế vô cùng yêu thương, cưng sủng.
Có thể nói, dù khi được tuyển làm chính cung Hoàng hậu hoàn toàn là mục đích chính trị, nhưng Hách Xá Lý Hoàng hậu chưa đến 16 tuổi lại có cử chỉ đoan trang, hết mực cung kính, tài trí hơn người lại hiểu biết lòng người, nàng giành hết được sự tín nhiệm của Khang Hi hoàng đế một cách thuyết phục, và từ đó trở thành người vợ mà ông tâm niệm nhất.
Đáng tiếc, sau khi sinh hoàng tử Dận Nhưng không lâu, Hách Xá Lý Hoàng hậu bị hậu sản, dẫn đến băng huyết, cuối cùng qua đời. Lúc đó, nàng mới chỉ vừa 21 tuổi, thụy hiệu là Nhân Hiếu Hoàng hậu.
Có sử sách ghi chép, vào thời điểm Hách Xá Lý Hoàng hậu qua đời, Khang Hi hoàng đế vô cùng đau đớn. Mỗi ngày sau khi việc triều chính kết thúc, ông lại mặc tang phục, đến bên linh cữu của Hiếu Thành Nhân Hoàng hậu để bầu bạn.
Đến khi Hiếu Thành Nhân Hoàng hậu tới Cảnh lăng, vị hoàng đế si tình này lại tiếp tục mỗi ngày sau khi bãi triều, mặc tang phục đến tế điện. Mãi cho đến khi hạ táng kết thúc.
Từ đó, hàng năm, cứ đến ngày giỗ của Nhân Hiếu Hoàng hậu, Khang Hi đều đích thân đến mộ phần của nàng mà viếng, đặc biệt dành trọn một ngày để ở bên lăng của năng. Sử sách chỉ rõ Khang Hi vốn nổi tiếng cần cù, giải quyết chính sự không bao giờ lơi là, thế nhưng vẫn có thể bỏ ra cả ngày ở bên mộ Nhân Hiếu Hoàng hậu để thăm viếng, bầu bạn với vong linh của nàng, chứng tỏ tình cảm nồng hậu của ông đối với người vợ xấu số.
Sau, Khang Hi còn đích thân duyệt bản phác thảo vị trí mộ cung của Nhân Hiếu Hoàng hậu, có thể nói là thâm tình không thể buông bỏ. Có lẽ, cả một triều đại nhà Thanh, có có một mình Nhân Hiếu Hoàng hậu có được vinh dự đó.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.