Kha Vạng Cân là ai mà lại được nhiều địa phương đặt tên đường?
Kha Vạng Cân: Vị Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ Việt Nam lâu năm nhất
PV
Chủ nhật, ngày 05/06/2022 20:30 PM (GMT+7)
Kỹ sư Kha Vạng Cân đi vào cuộc kháng chiến với tư cách chuyên viên cơ khí. Ông được phân công làm việc bên cạnh Ban chỉ đạo sản xuất vũ khí mà cán bộ đứng đầu là người cựu tù năm xưa ở hầm xay lúa ngoài Côn Đảo: Tôn Đức Thắng…
Trước Cách mạng tháng Tám 1945, Kha Vạng Cân không phải là một tên tuổi xa lạ. Ông sinh trưởng ở Chợ Lớn và có mặt trong nhiều lĩnh vực.
Năm 1926, nhân tang lễ nhà chí sĩ Phan Châu Trinh (26-3-1926) nhiều học sinh trường trung học Chasseloup Laubat (nay là Lê Quý Đôn) cũng như nhiều trường khác trong thành phố và cả nước đã bãi khóa và bị đuổi học. Trong số này có Kha Vạng Cân.
Ông Cân tự lực sang Pháp học tiếp (1928) và lấy được mảnh bằng kỹ sư đúc cơ khí tại Trường Công nghiệp quốc gia Aix (1933). Ông vào làm công cho hãng ô tô Renault (1934).
Năm 1936, chủ hãng bổ ông làm đại diện cho hãng bên cạnh Sở Hỏa xa Đông Dương để giao xe ô-tô-rây. Năm 1939, hãng gọi ông trở qua Pháp để đi giao ô-tô-rây cho hai thuộc địa khác ở châu Phi. Ông liền xin nghỉ việc để được sống tại quê nhà. Sở Hỏa xa muốn ông vào làm việc cho Sở và hứa cho ông vô dân Tây, ăn lương Tây nhưng ông một mực từ chối trong lúc có người cạy cục để được vào làng Tây. Sau đó, một bạn học cũ mời ông hùn vốn để mở một xưởng đúc. Ông Cân không sẵn vốn thì có người ứng trước. Thế là một xưởng đúc được hình thành ở Chợ Quán.
Trong thời gian ở Sài Gòn 1936-1945, ông có mặt trong hoạt động của nhiều nhóm, hội đoàn có tính nghề nghiệp hay văn hóa, xã hội. Nhà cầm quyền thuộc địa không khỏi để ý đến một người trí thức sinh động được đào tạo từ Pháp như kỹ sư Kha Vạng Cân. Họ muốn lợi dụng ông với tư cách là công thương gia bằng cách đưa ông vào một số tổ chức của họ, một phần nào là để tranh thủ sự trung thành của người bản xứ.
Điều đáng chú ý trong giai đoạn này là ngoài việc từ chối sự ưu đãi cho nhập quốc tịch Pháp, ông còn có mặt trong nhóm Văn Lang (Chỉ một cái tên nhóm thôi cũng nói lên được một phần nào cái tinh thần của nhóm). Nhóm gồm một số trí thức được đào tạo từ Pháp như bác sĩ Hồ Tá Khanh, Dương Tấn Tươi, Nguyễn Văn Nhã, Phạm Ngọc Thạch…, kỹ sư có Nguyễn Ngọc Bích, Kha Vạng Cân, Nguyễn Văn Nghiêm (sau này là ủy viên ủy ban hành chính Nam bộ, 8/9/1945)… Họ hợp sức xuất bản tờ tuần báo Văn Lang (số 1, 29/7/1939), từ đó, người ta lấy tên báo mà gọi nhóm.
Kỹ sư Kha Vạng Cân, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, trạng sư Thái Văn Lung… đều là những nhà trí thức được đào tạo từ Pháp. Họ thường gặp nhau khi sinh hoạt trong Hội Hướng đạo (riêng hai ông Thạch và Cân cùng có mặt trong nhóm Văn Lang). Điều này giúp chúng ta hiểu tại sao tổ chức và thể lệ "Thanh niên tiền phong" (TNTP) do bác sĩ Phạm Ngọc Thạch khởi xướng sau này có phần giống với Hướng quốc tịch Pháp, ông còn có mặt trong nhóm Văn Lang (Chỉ một cái tên nhóm thôi cũng nói lên được một phần nào cái tinh thần của nhóm). Nhóm gồm một số trí thức được đào tạo từ Pháp như bác sĩ Hồ Tá Khanh, Dương Tấn Tươi, Nguyễn Văn Nhã, Phạm Ngọc Thạch…, kỹ sư có Nguyễn Ngọc Bích, Kha Vạng Cân, Nguyễn Văn Nghiêm (sau này là ủy viên ủy ban hành chính Nam bộ, 8/9/1945)… Họ hợp sức xuất bản tờ tuần báo Văn Lang (số 1, 29/7/1939), từ đó, người ta lấy tên báo mà gọi nhóm.
Kỹ sư Kha Vạng Cân, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, trạng sư Thái Văn Lung… đều là những nhà trí thức được đào tạo từ Pháp. Họ thường gặp nhau khi sinh hoạt trong Hội Hướng đạo (riêng hai ông Thạch và Cân cùng có mặt trong nhóm Văn Lang). Điều này giúp chúng ta hiểu tại sao tổ chức và thể lệ "Thanh niên tiền phong" (TNTP) do bác sĩ Phạm Ngọc Thạch khởi xướng sau này có phần giống với Hướng đạo. Một chỗ khác quan trọng là cái màusắc chính trị của nó khá đậm nếu không muốn nói là rất đậm, với hai khẩu hiệu: Việt Nam độc lập, Việt Nam thống nhất và nhất là với việc TNTP gia nhập Mặt trận Việt Minh (22/8/1945).
Danh xưng chính thức của tổ chức là TNTP mà không có từ "hội" hay "đoàn" đứng trước hay sau. Nhưng chẳng mấy chốc, nó xuất hiện như một phong trào, một mặt trận có thực lực, có sinh khí. Nó động viên, lôi cuốn mọi giới, mọi lứa tuổi, hoạt động sôi nổi trên nhiều mặt. Nó mang đậm tính chiến đấu đúng như danh xưng Tiền Phong.
Năm 1945, ở cương vị Chủ tịch HĐQT TNTP, kỹ sư Kha Vạng Cân được Thống đốc Nam kỳ bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Thanh niên và Thể thao Nam kỳ (STNTTNK) và tiếp theo là Hội đồng Tư vấn Nam kỳ. Thành phần được chỉ định là: kỹ sư Lưu Văn Lang, bác sĩ Nguyễn Xuân Bái, kỹ sư Kha Vạng Cân, giáo sư Hồ Văn Ngà, ký giả Trần Văn Ân. Sau khi Nhật đầu hàng, từ giám đốc STNTTNK, kỹ sư Kha Vạng Cân được rút lên làm Quận trưởng Sài Gòn - Chợ Lớn. Người thay thế ông là bác sĩ Huỳnh Bá Nhung, sau này trong cuộc kháng chiến bị Pháp bắt và sát hại tại Đức Hòa, tỉnh Long An (22/11/1953).
Chỉ nhìn từ một góc nhỏ thôi, chúng ta cũng có thể nhận thấy trong lúc Việt Minh chưa giành được chính quyền thì một số người của Cách mạng rải rác ở đây đó đã có mặt sẵn tiềm phục trong bộ máy chính quyền thống trị.
Thời cuộc diễn biến dồn dập từng ngày, từng giờ. Trong đêm 24 rạng sáng 25/8/1945, Việt Minh đã nhanh chóng giành được chính quyền. Kỹ sư Kha Vạng Cân, chủ tịch HĐQT TNTP, ở lại vị trí cũ trong bộ máy hành chính với chức danh mới: Chủ tịch ủy ban Hành chính Sài Gòn - Chợ Lớn (sau đó đổi thành ủy ban nhân dân Sài Gòn, 8/9/1945). Cùng làm việc với Chủ tịch là Nguyễn Phú Hữu và Nguyễn Văn Thủ, nhưng không được bao nhiêungày. Phái bộ quân sự Anh đến giải giới quân Nhật ở miền Nam Đông Dương đã tích cực giúp đỡ cho chủ nghĩa thực dân Pháp hồi sinh. Thế là cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ.
Kỹ sư Kha Vạng Cân đi vào cuộc kháng chiến với tư cách chuyên viên cơ khí. Ông được phân công làm việc bên cạnh Ban chỉ đạo sản xuất vũ khí mà cán bộ đứng đầu là người cựu tù năm xưa ở hầm xay lúa ngoài Côn Đảo: Tôn Đức Thắng.
Cuối năm 1945 đầu năm 1946, ông Cân nhận được điện của Chính phủ lâm thời gọi ra Bắc nhưng Chủ tịch ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam bộ (UBKCHCNB) Phạm Văn Bạch bảo đợi ít lâu để cùng đi. Nhưng sau đó ông lại tiếp tục ở Nam bộ và giữ chức Chủ tịch UBHC Sài Gòn cho đến hết tháng 2-1947. Vài tháng sau, ông được cử làm ủy viên UBKCHCNB kiêm giám đốc Sở Kinh tế cho đến khi tập kết ra Bắc, sau hiệp định Genève. Ở miền Bắc, ông được Chính phủ giao cho nhiều công tác chuyên môn ở nhiều cơ quan với những cương vị khác nhau, ông giữ chức Bộ trưởng lâu năm nhất (1960-1975) ở Bộ Công nghiệp nhẹ.
Bên cạnh những công tác trong guồng máy Nhà nước, ông còn là thành viên nhiều hội đoàn ở miền Bắc (cũng như ở Sài Gòn từ năm 1945 trở về trước), trong đó có Hội phổ biến khoa học kỹ thuật trung ương mà ông là ủy viên thường trực.
Cho đến tháng 10/1979, ông mới thật sự nghỉ hưu và mất năm 1982.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.