Khó xử

Thứ năm, ngày 28/04/2011 05:25 AM (GMT+7)
(Dân Việt) - Nhìn bề ngoài, làn sóng chính biến ở Bắc Phi và Trung Đông dường như đang lây lan sang Syria và Mỹ cùng với NATO vẫn rất quyết tâm lật đổ thể chế của ông Gadhafi ở Libya. Trong thực chất, Mỹ và NATO càng leo thang chiến tranh ở Libya thì lại càng khó xử ở Syria.
Bình luận 0

Không phải Mỹ và phương Tây không gây áp lực đối với chính quyền của Tổng thống Syria Assad, nhưng chưa khi nào họ lên tiếng đòi ông Assad phải từ chức và ra đi như đối với ông Gadhafi ở Libya, cũng chưa khi nào họ công khai ủng hộ phe đối lập với chính quyền của ông Assad ở Syria như đã đứng hẳn về phía lực lượng nổi dậy ở Libya để cùng hành động lật đổ quyền lực của ông Gadhafi.

Lý do là tình thế khó xử hiện tại của họ trong quan hệ đối với Syria. Họ không thể không gây áp lực với ông Assad vì nếu không sẽ gây ấn tượng về chính sách không nhất quán và vô nguyên tắc. Nhưng nếu lật đổ ông Assad ở Syria thì họ lại lo ngại có lực lượng Hồi giáo cực đoan nào đó lên nắm quyền bất lợi đối với lợi ích chiến lược lâu dài của họ và đồng minh ở khu vực.

Tình hình chính trị nội bộ ở Syria khác với ở Ai cập hay Libya. Quân đội và bộ máy an ninh ở Syria không chống đối Tổng thống Assad như ở Ai Cập và phe chống đối chính phủ ở Syria lại không mạnh như lực lượng nổi dậy ở Libya.

Mỹ lại vừa mới bình thường hoá quan hệ với Syria. Các đồng minh của Mỹ và phương Tây ở khu vực như Israel hay Ả rập Xê út đều thà chấp nhận chính quyền hiện tại ở Syria hơn là một chính phủ mới do tổ chức Hồi giáo cực đoan nào đó nắm giữ, thân thiện hơn với Iran và xa cách hơn với Israel.

Cũng không phải họ không dự liệu đến khả năng can thiệp quân sự trực tiếp vào Syria như đang làm ở Libya, nhưng hiện tại thì mối lo bị sa lầy ở đó trong khi đang dền dứ và bế tắc ở Libya có vẻ như thắng thế. Khó xử nên khó lựa chọn và khó quyết định.n

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem