Trung thu trong truyền thống của người Việt là một trong những ngày lễ Tết lớn. Đây còn được xem là ngày Tết thiếu nhi, tết đoàn viên của gia đình. Vì vậy, vào ngày này những người con dù làm ăn xa cũng cố gắng về nhà để sum họp bên gia đình.
Trung thu chính thức vào ngày 15.8 âm lịch hàng năm. Năm 2018, Trung thu sẽ vào Thứ 2 ngày 24 tháng 9. Song việc tổ chức Trung thu tùy theo điều kiện, tùy theo địa phương, các cơ quan, đơn vị mà đêm hội trăng rằm được tổ chức theo các ngày khác nhau.
1. Kịch bản chương trình trung thu
Mẫu kịch bản chương trình trung thu thường sẽ gồm 7 phần. Cụ thể:
Mở đầu buổi phá cỗ đêm rằm sẽ là những tiết mục văn nghệ (khoảng 3-4 tiết mục văn nghệ đặc sắc) để tạo không khí vui tươi, nhộn nhịp, háo hức cho các bạn nhỏ. Đồng thời, đây cũng sẽ giúp các bạn nhỏ ổn định tổ chức để đi vào chương trình chính.
Trung thu 2018 sẽ vào Thứ 2 ngày 24 tháng 9. Ảnh minh họa I.T
Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu là một phần không thể thiếu trong chương trình. Tại phần này nêu rõ được để có buổi lễ này là sự tạo điều kiện của các cấp lãnh đạo chính quyền, của phụ huynh và những đại biểu lãnh đạo về dự sẽ được giới thiệu trang trọng.
Phần thứ 3 của chương trình là lãnh đạo phát biểu tặng quà. Về tham dự chương trình trung thu với các em thiếu nhi các lãnh đạo sẽ có những lời phát biểu thể hiện tình cảm yêu thương trân trọng với thiếu niên nhi đồng. Bên cạnh đó sẽ có phần quà dành tặng cho các bạn nhỏ.
Trước tình cảm đó của các cô bác, anh chị các bạn nhỏ sẽ có lời cảm ơn, lời hứa về học tập, rèn luyện.
Tiếp theo chương trình không thể thiếu đi các chương trình văn nghệ, các trò chơi tạo không khí vui tươi, gắn kết giữa các bạn nhỏ.
Cuối cùng là chương trình phá cỗ, rước đèn.
KỊCH BẢN CHƯƠNG TRÌNH TẾT TRUNG THU CỤ THỂ
2. Lời dẫn chương trình trung thu
Nói đến Trung thu người ta nhớ đến hình ảnh của chị Hằng chú Cuội với những câu chuyện cổ tích mà các bạn nhỏ vẫn được các bà các mẹ kể hằng đêm. Và sự xuất hiện của chị Hằng chú Cuội với lời dẫn hấp dẫn sẽ tăng thêm điều bất ngờ thú vị cho đêm trung thu.
MẪU LỜI DẪN CHỊ HẰNG CHÚ CUỘI ĐÊM TRUNG THU
3. Lời phát biểu ý nghĩa trong đêm Trung thu
Như đã nói ở trong kịch bản chương trình Trung thu, lời phát biểu sẽ là phần nghi thức không thể thiếu trong một đêm phá cỗ trăng rằm. Và dưới đây là mẫu bài phát biểu dành cho lãnh đạo địa phương và mẫu bài phát biểu dành cho thiếu niên nhi đồng trong dịp trung thu 2018 mà bạn đọc có thể tham khảo.
>>> MÂU: Bài phát biểu Trung thu của thiếu nhi, học sinh xúc động
>>> MÂU: Bài phát biểu Trung thu của lãnh đạo địa phương ngắn gọn, ý nghĩa
Clip: Cách làm bánh trung thu. Nguồn: Feddy
Vui lòng nhập nội dung bình luận.