Kiến trúc việt
-
Nhớ lần ngồi ở đỉnh đồi Mường Tuổng, nghe người thợ săn già buông lời: Hồn vía thảo nguyên đọng lại ở những ngôi nhà gỗ cổ, thứ gỗ tự ngâm mình trong mưa rừng, sương núi, và săn như sợi dây cung mà đôi khi cũng biết động lòng trước nỗi đau của kiếp người.
-
Đình Thần Bà Lụa ở phường Phú Thọ (trước là Phú Cường) của thị xã Thủ Dầu Một (Bình Dương) là một trong những công trình kiến trúc có tuổi đời lâu nhất vùng Đông Nam bộ. Nhưng thật bất ngờ khi ngôi đình phủ màu rêu phong bởi chỉ có ít người biết tới.
-
Giữa cánh đồng lúa xanh của thôn Quảng Vân, xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định là một công trình kiến trúc tôn giáo hàng trăm năm tuổi, tĩnh lặng dưới những hàng cây sao cũng chừng ấy thời gian.
-
Phố phường ngày một đông đúc. Những ngôi nhà cao tầng chi chít ô cửa, như đang chiếm dần không gian của đô thị. Ở không gian đó, thi thoảng ta mới bắt gặp một sắc phong lan, một nhành cây cảnh lẻ loi giữa không gian của bê tông, sắt thép...
-
Chùa Chantarangsay hay còn gọi là Candaransi – có nghĩa Ánh Trăng, nằm trên đường Hoàng Sa, phường 7, quận 3, TP.HCM. Ngôi chùa do nhà tu hành Lâm Em (dân tộc Khmer) xây dựng vào năm 1946 và là ngôi chùa Khmer đầu tiên trên đất Sài thành.
-
Ngày nay, hầu như âm thanh náo nhiệt của xe cộ, các thiết bị âm thanh... vang bên tai ta suốt ngày đêm. Đôi khi ta giật mình bởi lâu lắm không còn được nghe tiếng rế mèn gáy trong đêm, tiếng lá cây xào xạc, hay tiếng chuông gió vọng lại bên tai.
-
Với thú mê sưu tập chơi đồ cổ, trong nhiều năm qua, ông chủ nước mắm Thủy Tài đã tạo dựng cho khu nhà của mình phong cách kiến trúc riêng độc đáo. Từ nhà cổ, tủ thờ, lư hương, tràng kỷ, bình gốm, những bộ cây cảnh bonsai, chiếc xe đời cũ... cho đến hình tượng chủ tiểu chăn trâu, nón lá cùng những đôi quang gánh gắn bó với người dân quê đều hiện hữu trong một không gian trầm mặc, xưa cũ nơi đây.
-
Thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng 70km về phía Tây Nam là quần thể gồm nhiều tháp cổ dưới chân núi Chúa và là di sản thế giới, là Di tích Quốc gia đặc biệt.
-
Ông cha ta xưa nay chọn đất dựng nhà, khi bài trí mảnh sân, góc vườn thường rất lưu tâm đến hàng cau, khóm chuối. Hầu hết những ngôi nhà ở làng quê đều không thể thiếu cây cau, cây chuối cùng với một số cây khác như bưởi, khế, tre, trúc... Những loại cây này đã trở thành biểu tượng thân quen, làm đẹp cảnh quan cho mỗi ngôi nhà của làng quê.
-
Vẻ đẹp có một không hai của ngôi chùa Linh Phước (ở khu vực Trại Mát, phường 11, cách trung tâm TP.Đà Lạt khoảng 8 km về hướng Đông Nam) là phong cách kiến trúc độc đáo, lạ mắt, được trang trí toàn bằng mẻ chén, ve chai từ dưới nền đất lên đến trên đỉnh chùa…