Clip lợn được nuôi tại một ngôi biệt thự cổ tại Đà Lạt.
Đà Lạt là một trong những thành phố hiếm hoi của Việt Nam ngay từ khi mới hình thành đã được xây dựng và chỉnh trang theo những đồ án quy hoạch kiến trúc tiên tiến của những kiến trúc sư người Pháp tài hoa như E.Hébrard, Pineau, Mondet, Lagisquet…Ảnh: Văn Long.
Một trong những điểm nhấn của thành phố là những ngôi biệt thự mang đậm kiến trúc Pháp. Tuy nhiên, những ngôi biệt thự cổ này lại bị bỏ hoang hay đang bị xuống cấp trầm trọng. Trong ảnh là biệt thự số 1 (đường Cô Giang, phường 9, TP.Đà Lạt) do không được sử dụng nên đã xuống cấp rất nghiêm trọng. Ảnh: Văn Long.
Nhiều năm qua, Đà Lạt đã lập đề án sử dụng hợp lý quỹ biệt thự thuộc sở hữu nhà nước với nhiều căn nhưng số biệt thự thực sự đưa vào kinh doanh du lịch là rất hạn hữu. Đặc biệt, sau khi trung tâm hành chính tỉnh Lâm Đồng đi vào hoạt động tháng 4/2014, những cơ quan nhà nước đóng tại các biệt thự công được chuyển vào làm việc tập trung, danh sách biệt thự bỏ hoang tiếp tục nối dài. Ngoài ra vẫn còn nhiều biệt thự được các hộ dân thuê để ở tạm, cơi nới, thay đổi hiện trạng so với kiến trúc ban đầu...Ảnh: Văn Long.
Đặc biệt, khi PV tiếp cận, căn biệt thự số 7 đường Cô Giang đã được người dân tận dụng để nuôi lợn. Những cánh cửa sổ và thông gió có lắp kính đã bị vỡ nát do không được bảo dưỡng, duy tu sử dụng. Ảnh: Văn Long.
Những cánh cửa sổ đã hỏng phần bản lề, siêu vẹo. Ảnh: Văn Long.
Căn biệt thự số 5 (đường Trần Hưng Đạo) cũng chung số phận khi không được sử dụng. Phần gỗ trên mái và ngói lâu ngày cũng bị gió thổi tung. Bên dưới được người dân sử dụng làm xưởng mộc. Ảnh: Văn Long.
Căn biệt thự nổi tiếng số 13 đường Trần Hưng Đạo cũng bị cơi nới để nhồi nhét hàng trăm hộ dân. Hiện nay, có hàng chục căn biệt thự cổ ở Đà Lạt rơi vào tình cảnh hoang phế tương tự. Nguyên do được cho là giá quá cao nên không ai dám thuê để ở hay kinh doanh. Đặc biệt, Đà Lạt còn một số biệt thự nằm ở vùng ven thành phố như đèo Prenn, Vạn Thành, Xuân Thọ… bị bỏ hoang. Một số bị đồn thổi là nhà ma và trở thành nơi lập bàn hương án cầu cúng, khói hương nghi ngút. Nhiều người dân địa phương và khách du lịch tìm đến tham quan, chụp ảnh, quỳ lạy, khấn vái. Ảnh: Văn Long.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.