-
Bố mẹ yêu quý! Vậy là, đã 3 năm kể từ ngày con chọn theo đam mê, bỏ lại phía sau lưng làng mạc, quê hương nơi con lớn lên, một thân một mình lưu lạc đến trời Âu xa xôi.
-
Đã có một thời rất xa như thế... Mùi khói cay xè xung lên tận mũi. Vài hạt mưa lác đác ngấm vào than hồng và làm cái thức mùi ấy càng nồng nặc hơn. Hình như mưa cũng biết làm nhòe đôi mắt người trông...
-
Ngày còn bé, bao giờ tôi cũng được theo mẹ xuống chợ ngày giáp Tết. Đó là những ngày chợ xã nơi tôi sống đông và vui nhất trong năm. Người lớn tấp nập bán mua. Những người nông dân như mẹ tôi, dì tôi… tranh thủ bán những thứ từ vườn nhà như lá dong, lá chuối, những quả mãng cầu, dừa non… để mua gạo nếp, thịt heo, bánh trái.
-
Trước khi đón rước linh hồn tổ tiên, những người đã khuất về ăn tết, người dân quê tôi đều có truyền thống tổ chức đi tảo mộ, thắp nhang thăm viếng, nhổ cỏ, sửa sang, tu bổ mộ phần… của những người thân trong gia đình, dòng họ đã quá cố. Việc làm mỗi năm này đã mang lại cho tôi niềm hạnh phúc trong những ngày năm hết Tết đến.
-
Tết! Chỉ vỏn vẹn một từ ấy thôi nhưng trong ký ức của tôi Tết là những gì sung túc, no đủ nhất, đầm ấm, vui sướng nhất!
-
Chỉ đơn giản thế thôi. Tự nhiên nỗi nhớ ngày xưa nôn nao ruột gan khi chiều nay một khóm hoa tàu bay còn sót lại trong thời kỳ hậu nông thôn mới nở tím cả một góc trời quê. Ký ức trẻ thơ tìm về trong veo mà xót xa. Biết tìm đâu dĩ vãng ngày xưa…?
-
Ông nội nói, hồi xưa nhà nghèo, trường xa, thầy ít nên lên khi lên sáu thay gì đến lớp học chữ, thì nội ra đồng học... chăn trâu. Thời đó, người dân quê nghĩ rằng, đầu tư học nghề chăn trâu là thu hồi vốn luyến ngay. Còn học chữ thì mịt mờ không biết đâu là bời lời và lỗ. Vậy nên đời ông nội có “mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồng ba Tết ... trâu (thay vì là Tết thầy)”.