Cây thị nghìn năm tuổi mọc trên một gò đất ở đình Quán La (Tây Hồ, Hà Nội). Mỗi mùa cây ra rất nhiều hoa nhưng chỉ đậu duy nhất 1 quả.
Cây thị nghìn tuổi ở đình Quán La, phường Xuân La (Tây Hồ, Hà Nội) được người dân trong vùng biết đến như một chứng tích lịch sử. Lạ ở chỗ, cả một cây lớn như vậy nhưng mỗi mùa chỉ có 1 quả duy nhất khiến nhiều câu chuyện liêu trai được thêu dệt...
Cây thị nghìn tuổi không ai dám mạo phạm
Theo các cụ ở quanh đình Quán La (Tây Hồ, Hà Nôi), cây thị trước đình cùng cây đa ngay cạnh đó có tuổi khoảng 1.000 năm, nằm trên 3 gò đất trong quần thể Thất Tinh. Vùng đất này nằm ở phía tây Hồ Tây.
Vì cây quá cổ thụ nên người dân Quán La đã dựng ngôi đền ngay dưới gốc cây đề thờ. Ngày rằm, mùng 1, người dân thường đến thắp hương.
Bộ rễ khủng nhô lên mặt đất, lan rộng. Trước kia bộ rễ cây bao trùm gần hết gò đất, người dân sợ cây đổ nên lấy đất đắp lên.
Cụ từ Nguyễn Văn Lực ở đình Quán La cho biết, không một ai dám động đến các cây này bởi theo quan niệm xưa, những cây sống nghìn năm tuổi thường có huyền tích hay thế giới tâm linh nào đó.
Đặc biệt, khi đứng ở cổng tam quan của đình Quán La, hướng mắt về phía trước sẽ thấy được cây thị và cây đa có cành hướng vào nhau như 2 cánh tay của 2 người.
"Mới đây, cây thị và cây đa nghìn tuổi trước đình đã được công nhận là cây di sản. Tôi mong các nhà khoa học vào cuộc, tìm hiểu, giải thích xem vì sao lại có giống thị kỳ lạ đến vậy", ông Ngư nói.
Mỗi mùa chỉ ra duy nhất 1 quả
Cây thị nằm trên mô đất cao ở trước cửa đình Quán La. Thân cây to khoảng 4 người ôm, dưới gốc cây có miếu thờ được trang trí hoa văn rồng phượng. Người dân nơi đây cho biết, trước kia rễ cây bao trùm cả một gò đất, sau này người dân sợ cây đổ nên lấy đất đắp lên phía trên.
Theo cụ từ Nguyễn Văn Lực, cứ đến mùa, cây thị ra rất nhiều hoa nhưng lạ ở chỗ nó chỉ ra duy nhất 1 quả to như nắm tay, rất ít người nhìn thấy.
Thân cây phải ít nhất 4 người lớn ôm mới xuể. Theo các cụ cao niên trong làng, nếu không dính bom Mỹ thả thì cây phải to gấp đôi bây giờ
Ông Lực cho biết thêm, cứ đến tháng 7, người dân đi qua lại ngó lên xem hoa nở và tìm xem quả ở kẽ lá nào nhưng rất khó có thể nhìn thấy quả được vì cành tán rộng, che phủ cả một vùng.
"Có người sắm cả ống nhòm còn tìm không thấy. Năm nào quả ra ở cành thấp thì may ra có người nhìn thấy. Có năm mọi người tìm mãi không thấy quả đâu nhưng bỗng ngửi thấy mùi thị chín, người ta mới biết quả vừa rụng", ông Lực nói.
Đến nay, câu hỏi vì sao cây thị chỉ ra duy nhất 1 quả mỗi mùa ngay cả các cụ cao niên trong làng cũng không giải thích được và cũng chưa có ai nghiên cứu sự kỳ lạ đó.
Tán cây tỏa bóng mát, bao phủ cả gò đất
Thân cây xù xì
Toàn bộ phần thân bên trong đã bị mục ruỗng
Bên trong gốc cây chứa được khoảng 3, 4 người lớn
Trong hốc cây có một bát hương, ngày rằm, mùng 1 người dân nơi đây thường đến thắp hương. Cụ từ Nguyễn Văn Lực nhỏ bé bên gốc cây thị.
Cùng với cây đa gần đó, cây thị nghìn năm được công nhận là cây di sản
Cách đó không xa là cây đa cổ thụ cũng có tuổi đời nghìn năm, thân cây phải chục người ôm mới xuể.
Do cây thị đã cao tuổi và rất linh thiêng nên người dân làng Chờ (Phú Mẫn, Yên Phong, Bắc Ninh) không ai dám mạo phạm.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.