Làm giàu

  • Tỉnh Trà Vinh đã giải ngân cho 1.635 lượt hộ hội viên, nông dân (ND) vay 27,4 tỷ đồng từ nguồn vốn Quỹ hỗ trợ ND. Qua đó, đã góp phần to lớn trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.
  • Bà Trần Thị Nương (63 tuổi, ấp Bùng Binh 2, xã Hòa Tân, TP.Cà Mau, tỉnh Cà Mau) nổi tiếng với nghề “xẻ thịt” (tách thịt) cua để bán cho các nhà hàng, thương lái ở khắp nơi. Với nghề độc đáo này, bà vừa thu lợi nhuận cao cho gia đình và tạo việc làm cho nhiều người tại địa phương.
  • Trải qua hàng chục năm, làng nghề truyền thống đan cần xé ở xã An Ninh Đông, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An vẫn còn sức sống và ngày càng “đứng vững” nhờ đầu ra ổn định. Từ đó, mang lại nguồn thu nhập khá, góp phần cải thiện kinh tế gia đình cho nhiều hộ gắn bó với nghề đến tận hôm nay,...
  • Gần 40 năm gắn bó với vùng đất Bảo Thắng (Lào Cai), thương binh Nguyễn Xuân Khánh đã vượt lên gian khó, biến vùng đất khô cằn thành trang trại tổng hợp tiền tỉ và trở thành tấm gương điển hình vươn lên làm giàu tại địa phương.
  • Sau nhiều năm theo nghề nuôi gà Đông Tảo (hay còn gọi là gà tiến vua, gà chân voi), đến nay gia đình anh Nguyễn Tuấn Dũng ở tỉnh Hưng Yên đã có doanh thu 1,6 tỷ đồng/năm.
  • Trong điều kiện thuận lợi, nuôi 1.000 con gà Ai Cập siêu trứng, trừ chi phí, mỗi ngày hộ nuôi có thể lãi trên dưới 1 triệu đồng. Nhờ nuôi gà siêu trứng Ai Cập, ở xã Thanh Vân, huyện Tam Dương (Vĩnh Phúc) đã có khoảng 100 tỉ phú.
  • Ở cái tuổi mà nhiều người đã chọn cuộc sống an nhàn bên con, cháu thì ông Nguyễn Văn Thắng (gần 70 tuổi) ở thôn Trung Na, xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) vẫn đam mê nuôi cây, con đặc sản.
  • Ông Vũ Huy Quang, xã Lương Thịnh (huyện Trấn Yên, Yên Bái) là giám đốc doanh nghiệp chăn nuôi thỏ. Với kinh nghiệm, tiềm lực có được, ông sẵn sàng chia sẻ, hỗ trợ bà con nông dân phát triển, làm giàu từ nuôi thỏ. Bởi thế, người dân nơi đây vẫn quen gọi ông với cái tên thân mật: Ông Quang thỏ.
  • Nuôi trăn thấy đơn giản, song không hẳn ai nuôi cũng thành công, bởi trăn dễ mắc bệnh khi thời tiết thay đổi, dẫn đến hao hụt, lỗ vốn. Kinh nghiệm qua nhiều lần thất bại, ông Lê Thanh Phong (thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân), ngộ ra cho mình kỹ thuật nuôi trăn không “đụng hàng”, đó là điều trị bệnh cho trăn bằng thuốc nam.
  • Vài năm trở lại đây, tại một số vùng đô thị hóa của TP.HCM, phong trào sản xuất và buôn bán hoa, cây kiểng phát triển khá mạnh, chủ yếu là lan, mai ghép, bonsai và hoa lá màu.