Lâm tặc

  • Hai tháng gần đây, PV Báo NTNN đã liên tục điều tra tình trạng khai thác gỗ trai, gỗ nghiến… trái phép tại các huyện Thông Nông (Cao Bằng), Vị Xuyên (Hà Giang)… để bán sang Trung Quốc, một phần được tiêu thụ trong nước dưới hình thức làm thớt, nhà sàn. Điều đáng nói là, tình trạng này có sự tiếp tay của một bộ phận lãnh đạo, kiểm lâm địa phương.
  • Trong cuộc họp sơ kết về xây dựng nông thôn mới (NTM) gần đây, lãnh đạo tỉnh Hà Giang đã nhấn mạnh, để hoàn thành Chương trình xây dựng NTM ngoài việc phát triển tổng lực các nguồn lực, cần đẩy mạnh phát triển kinh tế rừng. Và điều đáng buồn là không ít lãnh đạo ở địa phương này đã “làm gương” bằng thú chơi nhà sàn gỗ quý.
  • Nghiến sau khi bị hạ sát trên rừng sẽ được tiêu thụ dưới hai hình thức: Một là dạng thớt bán sang Trung Quốc. Hai là xẻ thành gỗ làm nhà sàn, rồi hợp thức hóa bán về xuôi. Theo điều tra của PV, thớt nghiến sau khi được bán sang Trung Quốc sẽ được “phù phép” thành… nhà sàn.
  • Ngày 30.1, thông tin từ ông Nguyễn Văn Thịnh, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Đăk Song (Đăk Nông), trên địa bàn vừa xảy ra một vụ lâm tặc hung hãn tấn công kiểm lâm.
  • Trong vai người buôn gỗ, chúng tôi được người dân bản địa đưa vào khu vực rừng sâu xã Đăk Ang (huyện Ngọc Hồi, Kon Tum), xã nằm ráp ranh giữa 3 huyện Ngọc Hồi – Tu Mơ Rông – Đăk Tô. Tại đây, chúng tôi được tận mắt chứng kiến cảnh lâm tặc ngang nhiên phá rừng.
  • Ngày 29.12, tại thôn Tân Đợi, xã Đại Sơn, huyện Đại Lộc, tổ công tác của Phòng CSĐT tội phạm về kinh tế và chức vụ Công an tỉnh Quảng Nam phát hiện đối tượng Lê Minh Hoàng (SN 1988, trú tại xã Đại Sơn), điều khiển xe tải biển kiểm soát 92K-9693 đang vận chuyển trái phép gỗ quý hiếm.
  • Không những không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, lái xe chở gỗ lậu còn liều lĩnh rú ga cho xe đâm thẳng vào đội kiểm tra khiến ông Hải tử vong, ông Lư bị thương.
  • Những rừng nghiến cổ bị tàn phá tan hoang là thế, vậy mà các cơ quan chức năng vẫn khẳng định “không có chuyện đó”. Không chỉ vậy, việc bán đấu giá một cây nghiến ở thôn Lũng Rịch, xã Lương Thông (Thông Nông, Cao Bằng) cũng còn rất nhiều “vấn đề”.
  • Lợi dụng việc mua đấu giá, người trúng đấu giá đã khéo léo mượn tấm “lệnh bài” mà ngành kiểm lâm trao cho để triệt hạ hàng loạt cây nghiến cổ. Không chỉ vậy, một số đầu nậu còn núp bóng, thuê người dân chặt phá rồi mua đấu giá. Chu trình khép kín này đã và đang tàn phá nghiêm trọng rừng nghiến ở Thông Nông (Cao Bằng).
  • Huyện Thông Nông (Cao Bằng) từ lâu được biết đến như “vương quốc gỗ nghiến” với hàng nghìn cây nghiến cổ thụ vài trăm tuổi, có cây đường kính tới 4 - 5m. Song những năm gần đây, những rừng nghiến cổ đang bị lâm tặc băm nát tan hoang, rồi vận chuyển đi tiêu thụ, hợp thức hóa dưới nhiều hình thức khác nhau…