Tạo việc làm, tăng thu nhập
Năm 2014, chị Cao Thị Lừng, thôn Trạch Khê, xã Quảng Trạch, huyện Quảng Xương được vay 25 triệu đồng Quỹ HTND. Cùng với nguồn vốn sẵn có của gia đình, chị Lừng đầu tư mở rộng cơ sở gia công phế phẩm cao su. Do có tay nghề vững, 20 hộ trong làng nghề tham gia dự án, tái chế ra các loại đồ dùng hàng ngày như xô, chậu, dây buộc... Với thị trường tiêu thụ rộng, các hộ trong dự án đã tạo việc làm cho 50 lao động với thu nhập ổn định 4 triệu đồng/người/tháng. Từ khi được vay vốn, gia đình chị Lừng có mức lãi ròng ổn định 70 triệu đồng/năm.
Ông Phan Đình Hà, thôn Bái Tôm, xã Điền Quang, huyện Bá Thước (Thanh Hóa) phát triển mô hình nuôi dê sinh sản từ vốn vay Quỹ HTND. Ảnh: H.Đ
Theo kế hoạch của Hội ND tỉnh, 5.777 chi hội nông dân trong tỉnh, mỗi chi hội phấn đấu giúp 1-2 hộ hội viên thoát nghèo. Nguồn vốn Quỹ HTND đang tạo điều kiện để các cấp Hội ND trong tỉnh hoàn thành mục tiêu đó”.
Ông Hoàng Văn Lưu
|
Quảng Trạch là xã thuần nông, do ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa, đất sản xuất thu hẹp nên nhiều lao động nông nghiệp ở địa phương chỉ có việc làm 6 tháng, dự án vay vốn Quỹ HTND đã mở ra một hướng mới trong việc phát triển các ngành nghề thủ công, thu hút lao động nông thôn.
Ông Lê Duy Báo - Chủ tịch Hội ND huyện Quảng Xương khẳng định: “Hiện nay các nguồn Quỹ HTND do huyện quản lý và sử dụng đang đem lại hiệu quả rõ rệt. Dự án chế biến phế phẩm cao su có nguồn vốn đầu tư 500 triệu đồng là 1 trong những mô hình thực sự hiệu quả và ý nghĩa”.
Dự án vay vốn Quỹ HTND trồng rau an toàn triển khai ở thôn Yên Trường, xã Đông Yên (Đông Sơn) có 13 hộ được tham gia. Đến nay, thu nhập bình quân của các hộ đạt 50-70 triệu đồng/năm. Vốn Quỹ HTND đã tạo thêm việc làm cho vài chục lao động tham gia trồng rau an toàn.
Tạo sức lan tỏa
Theo ông Hoàng Văn Lưu - Chủ tịch Hội ND tỉnh Thanh Hóa, đối với địa phương dân số đông, đa phần là nông dân thì quy mô hơn 32 tỷ đồng chưa phải là lớn, nhưng Quỹ HTND thực sự thể hiện sự quan tâm, hỗ trợ của Hội đối với hội viên, nông dân. “Việc sử dụng vốn quỹ trước tiên là làm sao để đồng vốn quay vòng nhanh và đảm bảo an toàn. Đối với các hộ có khả năng trong việc đầu tư lâu dài thì quan tâm định hướng, tập huấn để bà con nắm vững kiến thức, sản xuất bền vững, từ đó tạo sự lan tỏa ra các hộ khác cùng địa phương…”.
Các dự án sử dụng vốn Quỹ HTND tại Thanh Hóa hiện đều phát huy hiệu quả. Điển hình là 20 hộ vay vốn ở thôn 10 và thôn 11 xã Quý Lộc (Yên Định) chăn nuôi bò thịt hàng hóa. Nhóm hộ liên kết sản xuất bò giống chất lượng cao, chuyển giao công nghệ nhân giống cải tạo tầm vóc đàn bò. Hay như mô hình nuôi cá nước ngọt tại xã Hà Châu (Hà Trung); nuôi dê sinh sản tại xã Thành Tân (Thạch Thành)… Các hộ tham gia các dự án nhóm liên kết vay vốn Quỹ HTND đều tăng thunhập đáng kể.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.