Lãnh đạo Đức, Pháp công khai bất hòa, Ukraine hứng đòn đau, Nga 'mở cờ trong bụng'

Minh Nhật (theo Politico) Thứ sáu, ngày 01/03/2024 18:15 PM (GMT+7)
Mối quan hệ tan vỡ của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron với Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã tan vỡ và đang làm tổn hại đến những nỗ lực bảo vệ Ukraine, Bloomberg cho biết.
Bình luận 0
Lãnh đạo Đức, Pháp công khai bất hòa, Ukraine hứng đòn đau, Nga 'mở cờ trong bụng'- Ảnh 1.

Mâu thuẫn giữa Scholz và Macron về viện trợ quân sự cho Ukraine đang trở nên ngày càng công khai. Ảnh Getty

Theo Bloomberg, những người thân cận với 2 nhà lãnh đạo đã tiết lộ về sự rạn nứt trong quan hệ giữa  ông Macron và ông Scholz. Theo họ, ông Macron cho rằng, Thủ tướng Đức thiếu can đảm và không thể nghĩ xa. Còn ở Berlin, nhà lãnh đạo Pháp được xem là người có tầm nhìn nhưng lại kém trong việc thực hiện lâu dài. 

Sự rạn nứt trong quan hệ giữa ông Macron và ông Scholz được phản ánh rõ ràng tại một cuộc họp cấp cao mà Tổng thống Macron tổ chức đầu tuần này ở Paris. 

Theo Politico, kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, chính sách của Đức đối với Kiev đã được quyết định bởi một nguyên tắc chỉ đạo: Tránh đối đầu trực tiếp với Nga bằng mọi giá.

Nhưng tại hội nghị ở Paris, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã vứt bỏ sự thận trọng kiểu Đức bằng tuyên bố: "Chúng tôi sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết để đảm bảo rằng Nga không thể giành chiến thắng trong cuộc chiến này. Mọi thứ đều có thể xảy ra”, bao gồm cả việc gửi quân phương Tây tới Ukraine".

Những bình luận đó của ông Macron hoàn toàn trái ngược với quan điểm Thủ tướng Olaf Scholz. Ngay trước khi lên đường tham dự hội nghị ở Paris, nhà lãnh đạo Đức đã cảnh báo về sự nguy hiểm trong phản ứng của Nga nếu chính phủ của ông gửi tên lửa tầm xa Taurus do Đức sản xuất tới Ukraine. Sau cuộc họp, ông Scholz cũng nhanh chóng bác bỏ ý định về gửi quân phương Tây tới giúp bảo vệ Ukraine. Ông viết trên Twitter: “Sẽ không có lực lượng mặt đất nào từ các nước châu Âu hoặc NATO (được triển khai tới Ukraine)” .

Đức không đơn độc trong việc tránh khiêu khích quá mức đối với Moscow. Ngay từ đầu cuộc chiến, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng cố gắng đi theo đường lối đó khi cung cấp cho Ukraine những vũ khí cần thiết để tự vệ chứ không không cung cấp quá nhiều đến mức đẩy Mỹ vào cuộc chiến với Nga.

Mâu thuẫn giữa ông Scholz và Macron về viện trợ quân sự cho Ukraine đang trở nên ngày càng công khai.

Các quan chức Đức tuyên bố, Macron sẵn sàng đưa ra những tuyên bố về vấn đề Ukraine nhưng Pháp thực tế lại làm ít hơn những gì Berlin đang làm. 

Viện Kiel của Đức, chỉ dành viện trợ quân sự trị giá chỉ 640 triệu euro cho Ukraine so với Đức vốn đã cung cấp hoặc hứa hẹn cung cấp 17,7 tỷ euro viện trợ, Paris rõ ràng đóng góp ít hơn Berlin rất nhiều.

Các quan chức Pháp phản bác rằng, họ cung cấp vũ khí thực sự quan trọng cho Ukraine - và làm điều đó ít do dự hơn người Đức. Ví dụ, Pháp cam kết gửi tên lửa hành trình SCALP cho Ukraine vào tháng 7 năm ngoái, Những tên lửa này có thể so sánh với tên lửa Taurus mà Thủ tướng Đức vẫn chưa chịu gửi cho Kiev.

Nhìn chung, theo Bloomberg, mối quan hệ rạn nứt của 2 nhà lãnh đạo Đức, Pháp đang có tác động lan tỏa đến an ninh châu Âu và thậm chí ảnh hưởng đến việc hỗ trợ Ukraine trong thời điểm quan trọng khi Kiev lo ngại lực lượng Nga có thể xuyên thủng hàng phòng thủ của họ vào mùa hè nếu các đồng minh không tăng nguồn cung cấp đạn dược cho họ.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem