Lãnh đạo Petrolimex: Có hiểu nhầm về tính giá xăng

Thứ năm, ngày 25/03/2010 08:21 AM (GMT+7)
NTNN - Buổi toạ đàm trực tuyến về cơ chế điều hành giá xăng dầu được Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức ngày 24-3.
Bình luận 0

img
Lãnh đạo Bộ Công Thương cho rằng người tiêu dùng cần làm quen dần với việc tăng giá vào thời điểm nhạy cảm.

Việc tăng giá xăng 590 đồng/lít vào ngày 21-2 (mùng 8 Tết Canh Dần) đã gây ra tâm lý không tốt cho người tiêu dùng.

Ông Nguyễn Cẩm Tú - Thứ trưởng Bộ Công Thương, thừa nhận: Việc chọn ngày đầu tiên đi làm sau một kỳ nghỉ Tết dài để tăng giá quả là chúng ta thiếu "nhạy cảm". Tuy nhiên, Việt Nam xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đặc biệt là giá xăng dầu được giữ rất lâu và tự do hóa chậm hơn các mặt hàng khác nên người dân cần phải làm quen dần với việc tăng giá vào thời điểm nhạy cảm.

 

 Liên quan vấn đề này, bà Nguyễn Thanh Hương - Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) nói: "Giá xăng dầu có tác động trực tiếp cũng như gián tiếp tới nền kinh tế quốc dân. Thế nhưng, mức độ tăng giá của doanh nghiệp thời gian vừa qua ảnh hưởng không lớn. Như giá xăng tăng 590 đồng/lít thời gian chỉ tác động làm tăng chỉ số giá tiêu dùng 0,01%. Còn  người  đi xe máy 1 tháng cũng chỉ thêm 10.000 - 15.000 đồng".

Trả lời về những bức xúc của người dân là chỉ một thời gian ngắn từ khi Nghị định 84 có hiệu lực, Petrolimex đã có 5 lần điều chỉnh giá, trong đó có 4 đợt tăng, ông Bùi Ngọc Bảo -  Tổng Giám đốc Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cho biết: Nghị định 84 có hiệu lực từ 15-12 - 2009, tới nay các doanh nghiệp đầu mối trong đó có Petrolimex chỉ điều chỉnh 3 lần đối với mặt hàng xăng, 2 tăng, 1 giảm, chứ không phải 5 lần như mọi người nghĩ. 

Còn về việc tính giá, ở đây cũng có một sự nhầm lẫn giữa giá CIF (giá hàng hoá đã bao gồm cước phí vận chuyển và phí bảo hiểm) và giá FOB (giá hàng hoá không bao gồm cước phí vận chuyển và phí bảo hiểm).

Trong bảng tính của chúng tôi có tính giá bình quân 30 ngày theo giá niêm yết ở Singapore, đó là giá FOB. Khi tính giá CIF, phải có thêm chi phí về bảo hiểm và vận tải, tương ứng khoảng 300 đồng. Như vậy, không có sự sai lệch nào cả. Mức giá 87,60 USD/thùng là giá FOB chứ không phải là giá CIF. Chi phí bảo hiểm và vận chuyển này thay đổi theo từng thời kỳ và được Cục Quản lý giá đưa vào tính toán.

 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem