Liên Xô đã "bắt" máy bay chiến đầu F-68 của Mỹ như thế nào?

Thanh Trung (theo SINA, ANTG) Thứ sáu, ngày 05/06/2020 21:31 PM (GMT+7)
86 là loại máy bay chiến đấu cánh nghiêng của quân đội Mỹ tham chiến ở Triều Tiên tháng 12/1950, loại máy bay này đã uy hiếp nghiêm trọng máy bay chiến đấu MiG-15 do Liên Xô sản xuất được Không quân Trung Quốc và Triều Tiên sử dụng để đối phó với Mỹ. Trước uy hiếp này, thời đó Liên Xô đã phải làm gì?
Bình luận 0

Ngày 25/6/1950, cuộc chiến tranh Triều Tiên bùng nổ. Quân Mỹ nhảy vào tham chiến và cho máy bay xâm phạm khu vực không phận biên giới Trung - Triều. Không quân Trung Quốc đã tổ chức các phi đội sử dụng máy bay MiG-15 của Liên Xô để ứng chiến với các máy bay chiến đấu của Mỹ. Chỉ trong vòng 4 tháng, Không quân Trung Quốc đã nhiều lần đánh chặn thành công các tốp máy bay chiến đấu của Mỹ xâm phạm vào không phận của Trung Quốc.

Liên Xô đã "bắt" máy bay chiến đầu F-68 của Mỹ như thế nào? - Ảnh 1.

Máy bay F-68 của Mỹ.

Thách thức lớn của MIC-15 trên không trung

Trước tình hình này, Không quân Mỹ nhanh chóng đưa máy bay chiến đấu tiên tiến nhất là F-86 vào tham chiến. Loại máy bay này thân dài 11m, cao 4m, trọng lượng lớn nhất khi cất cánh hơn 6 tấn, tốc độ lớn nhất 1.100 km/ giờ, quãng đường bay liên tục dài nhất là 1.500 km, trên máy bay trang bị các súng máy tác chiến trên không và cả bom tấn công mặt đất.

Đến lúc này, cục diện chiến sự trên không ở Trung Quốc bắt đầu thay đổi, các máy bay MiG-15 thường xuyên bị máy bay F-86 của Mỹ bắn hạ. Trong bối cảnh đó, Stalin đã quyết định sử dụng tất cả các biện pháp để có được bí mật về kỹ thuật của loại máy bay chiến đấu F-86.

Vào tháng 3/1951, quân đội Liên Xô đã quyết định phái Ollocov cùng 5 quân nhân tình báo bí mật thâm nhập chiến trường Triều Tiên tìm kiếm các xác máy bay F-86 của Mỹ bị bắn rơi để thu thập các thông tin về kỹ thuật của loại máy bay chiến đấu này.

Sau khi rời Moskva, tổ tình báo này đi tàu hỏa qua lãnh thổ Trung Quốc đến biên giới Trung - Triều rồi bí mật xâm nhập vào Triều Tiên để triển khai thu thập thông tin qua hỏi cung phi công Mỹ bị bắt. Thông qua việc hỏi cung một tù binh Mỹ, tổ hành động này đã nắm được một số thông tin bí mật về khả năng tác chiến của máy bay F-86 như hành trình bay, chiến thuật, tốc độ, rađa, vũ khí, trang phục cho phi công và thiết bị thoát hiểm kiểu mới. Thông tin này được báo cáo trực tiếp cho một cố vấn tình báo của quân đội Liên Xô tại Triều Tiên để báo về trụ sở chính của Cục Tình báo quân sự Liên Xô tại Moskva.

Ngoài ra, để có được các tin tức tình báo xác thực hơn về máy bay F-86, tổ tình báo này còn đi nhiều nơi trên chiến trường Triều Tiên tìm kiếm xác những chiếc F-86 bị bắn hạ. Sau một thời gian vất vả và bí mật tìm kiếm, cuối cùng họ đã tìm được xác một chiếc F-86 và thu được một số bộ  linh kiện của máy bay gửi về Cục Thiết kế máy bay Sukhôi ở Moskva tiến hành nghiên cứu, phân tích, nhằm tìm ra tính năng kỹ thuật của loại máy bay này.

Tuy quân đội Liên Xô có được một số bộ linh kiện của máy bay F-86 để nghiên cứu, nhưng Stalin vẫn chưa hài lòng. Vì vậy, ông đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan của quân đội Liên Xô phải sử dụng mọi biện pháp để có được một chiếc máy bay chiến đấu F-86 hoàn chỉnh của Mỹ. Không quân Mỹ cũng rất cảnh giác và tìm mọi cách không để loại máy bay chiến đấu hiện đại nhất của mình rơi vào tay đối thủ. Trong tình thế đó, Stalin đã bí mật ra lệnh tập trung các phi công có trình độ xuất sắc nhất của Không quân Liên Xô lập ra một phi đội bay đặc biệt để thực hiện kế hoạch vây bắt và buộc máy bay F-86 phải hạ cánh xuống vùng lãnh thổ Trung Quốc.

Từ sân bay An Đông, phi đội bay đặc biệt này đã cho các máy bay chiến đấu MiG-15 xuất kích để theo dõi và truy tìm các máy bay F-86 của Mỹ. Trong một lần vây bắt, do yêu cầu muốn có được chiếc máy bay F-86 hoàn chỉnh, các phi công Liên Xô đã gặp rất nhiều khó khăn, hậu quả là một máy bay MiG-15 của Liên Xô đã bị bắn rơi, hai chiếc khác bị thương nặng. Phi đội bay đặc biệt không hề nản chí, vẫn tiếp tục hành động. 8 ngày sau, phi đội bay lại tiếp tục hành động vây bắt trên không lần thứ hai. Trong lần này phi công của Liên Xô đã hy sinh.

Đến ngày 6/10/1951, quân Mỹ huy động 16 máy bay F-86 tiến hành một phi vụ tập kích. Ngay lập tức, các máy bay của phi đội bay đặc biệt Liên Xô cất cánh tiến hành đánh chặn. Khi hai bên đang giao tranh quyết liệt ở độ cao 8.000m thì một phi công hàng đầu của Liên Xô đã bắn trúng một máy bay F-86 do một thiếu úy của Không quân Mỹ lái và làm cho động cơ của chiếc máy bay này bị hỏng. Trong tình thế nguy hiểm đó, viên phi công Mỹ buộc phải cho máy bay F-86 hạ cánh xuống biển. Lập tức, các máy bay chiến đấu MiG-15 của Liên Xô bám theo chiếc máy bay F-86 để truy bắt. Quân Mỹ cũng huy động các máy bay F-86 khác tìm kiếm chiếc máy bay bị thương với ý đồ phá hủy nó. Khi máy bay hai bên đang giao tranh quyết liệt thì bỗng mặt biển nổi lên cột sóng lớn và chiếc máy bay F-86 số hiệu 91319 bắt đầu chìm xuống.

Sang ngày thứ hai, Liên Xô đã cử người đến, vị trí chiếc máy bay F-86 cùng khoảng 500 người Trung Quốc trục vớt chiếc máy bay F-86 này và cuối cùng đã đưa được nó lên. Một tổ công tác đặc biệt gồm các kỹ sư chuyên về máy bay đã tháo dỡ chiếc máy bay F-86 thành công và đóng vào các thùng sắt. Quân Mỹ vì không muốn chiếc F-86 rơi vào tay Liên Xô và Trung Quốc, đã dùng máy bay ném bom B-26 tiến hành truy sát, nhưng đã bị thất bại.

Mấy ngày sau, toàn bộ linh kiện của chiếc máy bay F-86 đã được chuyển về Cục Thiết kế máy bay Sukhôi, Liên Xô. Các chuyên gia và nhân viên kỹ thuật ở đây đã tiến hành tháo lắp rồi phân tách từng bộ phận và đã hoàn toàn nắm được các bí mật về kỹ thuật của máy bay chiến đấu F-86. Công việc này của Không quân Liên Xô đã đặt cơ sở nền tảng cho máy bay chiến đấu MiG-15 tấn công và khống chế hiệu quả máy bay F-86 của Mỹ trên chiến trường Triều Tiên

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem