Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Xem quán cà phê là văn phòng
Dù công ty tạo điều kiện cho nhân viên đến văn phòng, thế nhưng mỗi ngày Vân Anh (26 tuổi, ngụ Bình Thạnh, TPHCM) luôn lựa chọn làm việc tại quán cà phê. Cô gái trẻ sẽ đến quán lúc 8h, gọi 1 ly nước giá 35.000 đồng và ngồi đến 17h, như một ca hành chính.
Vân Anh chọn cách làm việc này từ sau đại dịch Covid-19, khi công ty cô cho phép nhân sự được làm việc tự do từ xa. Ngồi quán cà phê giúp cô gái trẻ tránh tình trạng bị làm phiền và sao nhãng như ở nhà. Ở môi trường mở, Vân Anh cũng như không gò bó, quy định trang phục như không gian văn phòng. Đặc biệt, cô hoàn toàn có thể chủ động thời gian phù hợp với bản thân.
"Hầu hết các quán cà phê hiện đại đều trang bị ổ điện, wifi mạnh, nhiều khách như tôi sẽ chủ động mang thêm ổ điện, thiết bị riêng. Ở đây tất cả người trẻ đều vậy, họ xem quán cà phê như văn phòng nên tôi vô cùng thoải mái", Vân Anh nói.
Một cuộc khảo sát 260.000 người trên FlexJobs (website kiếm việc cho người tự do) cho thấy 76% nhân sự cảm thấy làm việc tốt hơn khi ở bên ngoài văn phòng. Năm 2017, website việc làm Albamon cũng chỉ ra rằng nhân sự làm việc ở quán cà phê thoải mái hơn ở nhà, thư viện.
Xu hướng làm việc từ xa này nở rộ từ năm 2020 khi đại dịch Covid-19 xảy ra, nhân sự được thoải mái về thời gian, môi trường và địa điểm làm việc. Tuy nhiên, việc khách ngồi lại làm việc quá lâu ở quán cà phê gây ra không ít phiền toái cho chủ quán.
Theo khảo sát của Viện Nghiên cứu Công nghiệp Dịch vụ Thực phẩm Hàn Quốc, khi mua một ly cà phê trị giá 4.100 won (khoảng 3 USD), khách ngồi quá 1 giờ 42 phút sẽ khiến quán lỗ vốn.
Chủ quán đau đầu nghĩ cách "đuổi" khách... cắm rễ
Chị K. (chủ chuỗi cà phê có tiếng tại TPHCM) chia sẻ, khi mở quán, chị đã gặp rất nhiều trường hợp khách đến quán chỉ kêu đúng ly nước 20.000 đồng để ngồi 9 giờ đồng hồ, và thường xuyên yêu cầu nhân viên châm thêm nước lọc.
Đối với chị, đây là một góc chết của ngành kinh doanh. Bởi lẽ, khách cắm rễ trên 1 tiếng đồng hồ sẽ khiến quán gồng gánh thêm chi phí về chỗ ngồi, điện nước, wifi, trà đá và người phục vụ.
"Nhìn quán luôn luôn đông nghịt người nhưng thực chất không có doanh thu", chị K. trầm ngâm.
Thế nhưng, sau dịch Covid-19, xu hướng "cắm rễ ở cà phê" đang ngày càng trở nên phổ biến. Chị K. cho biết chủ quán không thể đuổi khách mà luôn tìm phương án sống và phát triển đối với nhóm khách này. Trong đó, sau thời gian 1 tiếng, quán chị sẽ chủ động ngắt kết nối wifi và yêu cầu khách tiếp tục mua nước lần thứ 2 mới được cấp lại.
"Điều này đòi hỏi quán chịu khó nhằm hình thành thói quen. Đổi lại để khách không tỏ thái độ thì quán phải hoàn thành tốt câu chuyện văn hóa phục vụ niềm nở, thoải mái gọi nước, tạo thêm nhiều thiện cảm", chị K. nói.
Anh M. (34 tuổi, ngụ Hà Nội) cho biết, 3 năm kinh doanh cà phê, anh thường xuyên gặp trường hợp nhóm khách đến đông nhưng chỉ gọi đúng cốc trà với giá 55.000 đồng. Theo anh M., việc đuổi khách tương đối dễ dàng, nhưng để không mất lòng thì chủ quán cần phải có thủ thuật.
Theo đó, thời gian đầu, nhân viên của quán anh M. thường xuyên dọn bàn khi khách đang ngồi. Ngay lập tức, quán anh đã nhận được phản hồi phàn nàn và đánh giá 1 sao trên mạng xã hội.
"Sau này, tôi bắt đầu áp dụng phương pháp buộc khách gộp bàn ngồi chung với lý do đông đúc. Điều này khiến khách thấy không thoải mái mà chủ động rời đi, chủ quán cũng không cần lên tiếng", anh M. nói thêm.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.