Một trường hợp nổi tiếng liên quan đến lỗ hổng thời gian là câu chuyện của người phụ nữ tên Wenni Kate, 29 tuổi.
Vào ngày 24/9/1990, tàu Foshogen có chuyến hành trình trên vùng biển Bắc Đại Tây Dương thì bất ngờ phát hiện một phụ nữ đứng trên tảng băng giơ tay cầu cứu.
Khi được cứu lên tàu Foshogen, người phụ nữ mặc trang phục của giới quý tộc Anh hồi đầu thế kỷ 20 nói tên là Wenni Kate và là hành khách trên tàu Titanic huyền thoại.
Theo lời kể của Kate, khi con tàu Titanic đâm vào tảng băng trôi và chìm hồi tháng 4/1912, một cơn sóng mạnh đã đánh dạt cô đi trước khi trôi dạt lên tảng băng này.
Kate không khỏi vui mừng khi được mọi người trên tàu Foshogen cứu. Khi nghe câu chuyện của người phụ nữ này, thuyền trưởng tàu Foshogen và những người khác cho rằng bà có vấn đề về thần kinh nên nói chuyện điên rồ.
Thế nhưng, sau khi thực hiện một số kiểm tra tại bệnh viện, các bác sĩ thông báo Kate hoàn toàn khỏe mạnh và không có dấu hiệu bị bệnh tâm thần.
Chính vì vậy, nhiều người không khỏi bất ngờ và cảm thấy khó tin trước câu chuyện của Kate. Một số người cho rằng, Kate rơi vào lỗ hổng thời gian khi vụ chìm tàu Titanic xảy ra và được đưa tới năm 1990 - thời điểm được tìm thấy.
Đối với Kate, thời gian ở trong lỗ hổng thời gian giống như vừa mới xảy ra. Tuy nhiên, trên thực tế là cô đã "mất tích" 78 năm.
Nhiều người khác lại nhận định câu chuyện của Kate là một trò lừa bịp. Giả thuyết này được đưa ra xuất phát từ việc Kate không tiết lộ bất cứ thông tin nào về gia đình, nơi ở giúp xác nhận thân phận.
Thêm nữa, giới khoa học chưa tìm ra bất cứ bằng chứng nào chứng minh lỗ hổng thời gian tồn tại. Việc xuất hiện thần kỳ của Kate sau mấy thập kỷ "mất tích" trên biển khi tàu Titanic chìm rất khó xảy ra.
Tâm Anh (Kiến Thức)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.