Lợi nhuận hoạt động quý I của Samsung bất ngờ tăng khủng

Huỳnh Dũng Thứ sáu, ngày 29/04/2022 12:13 PM (GMT+7)
Đối mặt với tình trạng sa sút địa chính trị kinh tế kéo dài, nhưng lợi nhuận hoạt động trong quý đầu tiên của Samsung tăng hơn 50% so với cùng thời điểm một năm trước.
Bình luận 0

Theo đó, gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc đã thu về 77,8 nghìn tỷ won (61,3 tỷ USD) doanh thu, và lợi nhuận hoạt động tăng 51% lên 14,1 nghìn tỷ won (11,1 tỷ USD) trong quý kết thúc vào ngày 31 tháng 3, phù hợp với dự báo trước đó. Đây cũng là mức lợi nhuận hoạt động quý đầu tiên cao nhất của công ty kể từ năm 2018.

Doanh thu ổn định là nhờ doanh số bán chip nhớ của hãng, tăng gần 40% so với cùng kỳ năm ngoái, thu về khoảng 20,1 nghìn tỷ won (15,8 tỷ USD). Bộ phận di động của Samsung cũng được hưởng lợi từ doanh số bán hàng mạnh mẽ của dòng điện thoại thông minh mới nhất của mình, mà họ cho rằng "tập trung vào" chiếc flagship Galaxy S22 Ultra. Các mô hình đã được ra mắt tại một sự kiện nổi bật vào tháng 2. Tuy nhiên, công ty cho biết hoạt động kinh doanh di động của họ sẽ phục hồi hơn nữa với sự ra mắt của dòng điện thoại thông minh có thể gập lại mới vào nửa cuối năm nay.

Lợi nhuận hoạt động theo quý của Samsung tăng 50%: Cao nhất của công ty kể từ năm 2018. Ảnh: @AFP.

Lợi nhuận hoạt động theo quý của Samsung tăng 50%: Cao nhất của công ty kể từ năm 2018. Ảnh: @AFP.

"Chúng tôi có kế hoạch tối đa hóa hiệu quả của mẫu Z-series mới của chúng tôi với trải nghiệm người dùng mới", Kim Sung-koo, phó chủ tịch công ty cho biết trong một tuyên bố. "Chúng tôi kỳ vọng thị trường điện thoại thông minh có thể gập lại trong năm nay sẽ tăng gấp đôi so với năm trước và sẽ tiếp tục tăng trưởng cao sau đó".

Tuy nhiên, nhà sản xuất thiết bị điện tử này cũng cảnh báo rằng những vấn đề về chuỗi cung ứng sẽ "kéo dài", dẫn đến tình trạng thiếu linh kiện cho các thiết bị của họ. Công ty cho biết, họ sẽ tiếp tục tập trung vào nỗ lực củng cố nguồn cung chip và cảm biến hình ảnh trong năm nay.

Samsung cũng tuyên bố rằng, tâm lý người tiêu dùng đối với điện thoại thông minh sẽ suy yếu do "xung đột địa chính trị kéo dài và tình trạng đóng cửa vì đại dịch ở một số khu vực".

Thị trường điện thoại thông minh toàn cầu đang suy yếu, với "môi trường kinh doanh không ổn định" trong quý đầu tiên, theo phó chủ tịch mảng di động của công ty, Nicole Peng. Trong một báo cáo vào tuần trước, bà lưu ý rằng, "các nhà cung cấp phải đối mặt với sự không chắc chắn lớn do chiến tranh Nga-Ukraine, các đợt đóng cửa hàng loạt Covid-19 của Trung Quốc và mối đe dọa lạm phát. Tất cả những điều này làm nhu cầu sở hữu thiết bị công nghệ theo mùa truyền thống bị chậm lại".

Samsung Electronics cho biết hôm hôm 28/4 rằng, họ đang chuẩn bị cho những bất ổn chính trị và kinh tế toàn cầu kéo dài, khi cuộc chiến ở Ukraine và việc đóng cửa  nghiêm ngặt vì bùng phát dịch COVID-19 của Trung Quốc làm tăng rủi ro cho các doanh nghiệp của mình, ngay cả khi lợi nhuận hoạt động theo quý của Samsung tăng hơn 50%.

Vốn dĩ, Samsung rất nhạy cảm với hoàn cảnh toàn cầu khi hơn 80% doanh thu của công ty công nghệ Hàn Quốc đến từ thị trường nước ngoài. Seo Byung-hoon, phó chủ tịch Samsung, cho biết trong một cuộc họp hội nghị báo cáo thu nhập rằng, tình trạng hiện tại sẽ tiếp tục tồn tại trong nửa cuối năm 2022 do các vấn đề kinh tế vĩ mô và địa chính trị. "Tuy nhiên, chúng tôi sẽ tập trung vào các quy trình tiên tiến và mở rộng các ứng dụng mới khi thị trường linh kiện dự kiến sẽ cải thiện", Seo nói thêm, đề cập đến các sản phẩm như chất bán dẫn và màn hình.

Vào tháng 3, Samsung đã đình chỉ các lô hàng sản phẩm đến Nga do sự gián đoạn lớn trong hoạt động hậu cần toàn cầu trong khu vực. Nhưng nhà máy sản xuất TV của hãng ở Kaluga, phía tây nam Moscow đang hoạt động bình thường, Samsung cho biết. Ảnh: @AFP.

Vào tháng 3, Samsung đã đình chỉ các lô hàng sản phẩm đến Nga do sự gián đoạn lớn trong hoạt động hậu cần toàn cầu trong khu vực. Nhưng nhà máy sản xuất TV của hãng ở Kaluga, phía tây nam Moscow đang hoạt động bình thường, Samsung cho biết. Ảnh: @AFP.

Kết quả này đạt được khi rủi ro địa chính trị đang đè nặng lên các hoạt động kinh doanh toàn cầu của công ty, từ chất bán dẫn, điện thoại thông minh đến TV và thiết bị gia dụng. Tháng trước, Samsung đã đình chỉ các lô hàng điện thoại thông minh và các sản phẩm khác đến Nga khi họ tham gia cùng các tập đoàn phương Tây trong việc rút lui khỏi nước này. Việc Trung Quốc đóng cửa Thượng Hải cũng làm dấy lên lo ngại về sự rạn nứt của chuỗi cung ứng.

Samsung cũng ước tính trong một báo cáo hồi đầu tháng này rằng, gánh nặng chi phí từ các vấn đề vận chuyển và nguyên liệu thô đắt đỏ hơn trong bối cảnh chiến tranh ở Ukraine và việc đóng cửa của Thượng Hải đã đè nặng lên bộ phận thiết bị kỹ thuật số và màn hình hiển thị, bao gồm TV và các thiết bị gia dụng như máy giặt.

Công ty cho biết thị trường TV sẽ phục hồi trong nửa cuối năm sau các sự kiện thể thao lớn đã được lên lịch, bao gồm FIFA World Cup Qatar 2022. Samsung hy vọng nhu cầu đối với TV cao cấp và siêu lớn sẽ tăng mạnh. Họ cũng có kế hoạch giành được nhiều khách hàng hàng đầu hơn để sản xuất chip trong các lĩnh vực ngoài điện thoại di động, chẳng hạn như máy tính hiệu suất cao, thiết bị mạng và ngành công nghiệp ô tô.

Tuy nhiên, giá cổ phiếu Samsung đã giao dịch giảm 0,6% vào ngày 28/4, tiếp tục chiều hướng kéo dài mức giảm giá cổ phiếu đã tới 17% kể từ đầu năm đến nay. Park Sung-soon, nhà phân tích của Cape Investment & Securities cho biết: "Giá cổ phiếu của Samsung là một vấn đề thị trường, chứ không phải là một vấn đề phát sinh từ công ty".

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem