Thông tin kể trên nhằm làm yên lòng các nước phương Tây, nhất là sau khi Hãng thông tấn Nga Itar Tass ngày 29/3/2005 dẫn lời người phát ngôn không quân Nga cho biết, trong buổi tập diễn ra cùng ngày, các máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-95MS và Tu-160 của Không quân Nga đã phóng thành công 3 tên lửa không đối đất. Ngoài ra, các máy bay này còn mang theo đầu đạn hạt nhân có tầm phóng 3.000 km để chuẩn bị cho lần thử nghiệm tiếp theo.
Tổng thống Vladimir Putin rất coi trọng lực lượng A-10.
Theo báo chí của Nga thì vào năm 2005, tổng số đầu đạn hạt nhân chiến lược trong các kho vũ khí hạt nhân của Nga là 5.240 quả và 1.200 bệ phóng các loại. Thời gian gần đây vấn đề thất thoát vũ khí hạt nhân luôn được dư luận quan tâm mà tâm điểm của nạn này là nước Nga. Theo thống kê, trước năm 1991, Liên Xô đã sản xuất tới 1.200 tấn uranium cô đặc và 150 tấn plutoni. Phần lớn những nguyên liệu này dùng để chế tạo đầu đạn hạt nhân được canh giữ cực kỳ bí mật.
Sergey Lionev, cựu Cục trưởng Cục Quản lý hạt nhân Nga, tiết lộ, nước Nga từng đầu tư hơn 600 triệu rúp vào công tác đảm bảo an toàn cho các cơ sở hạt nhân của mình. Lực lượng mang biệt danh “A-10” chính là đơn vị đặc nhiệm tinh nhuệ chuyên làm nhiệm vụ bảo vệ sự an toàn các cơ sở vũ khí hạt nhân của Nga. A-10 được thành lập từ những năm 50 của thế kỷ XX, từ khi Liên Xô thử nghiệm rộng rãi bom nguyên tử.
Thành viên của đơn vị A-10 đều là những người được lựa chọn kỹ càng từ hàng chục ngàn sĩ quan, binh sĩ làm việc trong các bộ phận vận tải và quản lý vũ khí hạt nhân khi đó. Lực lượng đặc nhiệm A-10 đặt dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Bộ Quốc phòng Nga, có nhiệm vụ thường xuyên kiểm tra tính ổn định và độ an toàn của các loại vũ khí hạt nhân, đồng thời phòng chống mất cắp, thất thoát các loại vũ khí này.
Hiện nay, A-10 được biên chế không dưới 5.000 nhân viên, khi còn làm Cục trưởng Cục An ninh liên bang Nga, ông Vladimir Putin đã từng thực hiện một cuộc điều chỉnh lớn đối với lực lượng A-10. Ông ra lệnh trưng dụng lại các chuyên gia khoa học vũ khí hạt nhân đã thất nghiệp kể từ khi Liên Xô tan rã để thành lập một tổ tình báo, một tổ máy tính và một tổ cố vấn đặc biệt về vấn đề vũ khí hạt nhân trong nội bộ A-10.
Robert Habiger, người từng phụ trách Cơ quan quản lý vũ khí hạt nhân của Mỹ sau khi được tham quan các căn cứ tên lửa chiến lược của Nga, đã không ngớt lời khen ngợi nhân viên lực lượng A-10 của Nga. Ông này cho biết, các nhân viên A-10 không chỉ làm việc rất nghiêm túc mà còn có trình độ tin học cao, phòng chống được nguy cơ hacker thâm nhập phá hoại mạng máy tính của các căn cứ hạt nhân.
Hiện tại, lực lượng A-10 đang tập trung quân số đông nhất, trên 1.000 người để đảm bảo an ninh cho căn cứ vũ khí hạt nhân lớn nhất nước Nga nằm ở ngoại vi phía bắc Moskva. Tại căn cứ này luôn túc trực 15 dàn phóng đầu đạn hạt nhân chiến lược SS-24. Theo ước tính, sức phá hoại trong một lần phóng của căn cứ này là rất lớn.
Cách đây hơn chục năm, khi đi thị sát lực lượng A-10, Tổng thống Putin đã nói rằng: “Nước Nga không lo ngại nguy cơ mất an toàn do hệ thống chỉ huy bảo vệ kho vũ khí hạt nhân bị xuống cấp mà điều nguy hiểm đối với nước Nga là kẻ cực đoan, khủng bố hoặc tội phạm khác có được vũ khí hạt nhân trong tay để lấy đó làm con bài mặc cả uy hiếp với nước Nga.
Chính vì thế, nhiệm vụ bảo vệ an toàn các kho vũ khí hạt nhân tránh nguy cơ thất thoát là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng và đòi hỏi phải hoàn thành thật tốt, tuyệt đối không để xảy ra sơ suất. Bất kỳ một đầu đạn hạt nhân nào của Nga cần được nhiều người cùng bảo vệ”.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.