Lưu Bá Ôn và dự ngôn: Gia tộc họ Giả đời đời đeo đai vàng
Lưu Bá Ôn và dự ngôn: Gia tộc họ Giả đời đời đeo đai vàng
Tiểu Liên
Thứ bảy, ngày 08/05/2021 21:30 PM (GMT+7)
Trong buổi yến tiệc nọ, đột nhiên có trận gió lớn nổi lên, thổi tới một mảnh giấy vàng. Quân sư khai quốc triều Minh Lưu Bá Ôn cho rằng đây là điềm báo, tiên đoán số phận gia tộc phú hào Giả Minh "Thế thế kim đái, dữ quốc đồng hưu" (Đời đời đeo đai vàng, cùng nước hưởng yên vui)...
Vào những năm đầu triều Minh, ở Giang Nam, Hải Ninh có một vị phú hào, gọi là Giả Minh (1269 - 1374), tự Văn Đỉnh, tự xưng "Hoa Sơn lão nhân". Bởi vì trước đây ông đã từng đảm nhận qua chức quan võ "Vạn Hộ", cho nên cũng có người gọi ông ấy là Giả Vạn Hộ.
Giả Minh tuy là võ tướng, nhưng ông cũng rất thông hiểu những kiệt tác của Nho gia, giỏi cả văn lẫn võ. Ông đã biên soạn sách về liệu pháp dưỡng sinh Điều cần biết về ẩm thực, chuyên bàn về vấn đề ăn uống như thế nào cho thích hợp, đồng thời giới thiệu 360 loại thức ăn có tác dụng tốt và những thứ cần kiêng kỵ.
Cũng vào thời đó, có danh sỹ Lưu Bá Ôn, là công thần khai quốc của triều Minh, trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, tinh thông y thuật bói toán, xem vì sao đoán vận mệnh, giỏi phong thủy. Vào những năm cuối của triều Nguyên, khi còn chưa gặp được Chu Nguyên Chương, Lưu Bá Ôn đã dự đoán thiên hạ sẽ có sự thay đổi triều đại, chủ mới đã sinh ra rồi, thế là ông đi chu du khắp nơi, tìm kiếm một người có thể làm nên việc lớn, xuất tâm nguyện sẽ phò tá người ấy thống nhất thiên hạ.
Khi đi đến Hải Ninh, Lưu Bá Ôn nghe qua danh tiếng của Giả Minh, thế là liền đến bái kiến, hy vọng bằng vào tài năng của mình, trợ giúp người ấy một tay. Ông ở lại Giả phủ một thời gian lâu, thấy rằng Giả Minh không phải là người có chí lớn, liền gạt bỏ ý nghĩ giúp ông ta. Chỉ giúp họ Giả chọn một vùng đất phong thủy tốt, dùng xây dựng phần mộ tổ tiên.
Ngày khởi công động thổ tại hồ Long Thành núi Sơn Âm, Giả Minh cho mở yến tiệc, mời rất nhiều tầng lớp văn nhân trí thức, danh sĩ văn nhã tới, tiếp đãi họ đều như thượng khách của Giả phủ, đồng thời bày tỏ tấm lòng vô cùng cảm kích tới tất cả mọi người.
Tiệc rượu diễn ra được một lúc, bỗng nhiên nổi lên một trận gió lớn, thổi tới một mảnh giấy vàng, rơi thẳng vào trên xà nhà. Lưu Bá Ôn tinh thông kỳ thuật, nhìn thấy cảnh tượng này, nói rằng: "Gia tộc của ngài đời đời đeo đai vàng, cùng nước hưởng yên vui". Ý nói là, con cháu Giả Minh đời đời thay nhau làm quan lớn. Dựa theo chế độ triều Minh, làm quan tới chức tam phẩm tứ phẩm, mới có thể mang đai lưng vàng.
Năm Chí Chính thứ 20 đời Nguyên (1360), Lưu Bá Ôn đến Ứng Thiên (Nam Kinh), lúc ấy Chu Nguyên Chương vừa mới đánh hạ Kim Hoa (thuộc Chiết Giang, Trung Quốc), bình định Quát Thương. Ông nghe nói Bá Ôn học thuật uyên bác thông hiểu kinh sử, nhất là am hiểu tiên tri bói mệnh, thế là cho người mang lễ vật đến mời bậc kỳ tài này. Từ đó Lưu Bá Ôn phò tá Chu Nguyên Chương thống nhất thiên hạ, là người có công lớn nhất trong việc khai lập Đại Minh.
Chu Nguyên Chương như rồng đang gặp thời hưng thịnh, dẫn đầu đại quân đánh Đông dẹp Bắc, thảo phạt quần hùng, hai người con trai của Giả Minh cũng trợ giúp ông khai quốc lên ngôi, lập nhiều công lao hiển hách, được Chu Nguyên Chương phong tước trấn giữ Hà Nam, là chỉ huy sứ của Lâm Sơn Vệ (chức quan chính tam phẩm). Nghe nói con cháu Giả Minh làm quan cha truyền con nối, mãi cho đến những năm cuối triều Minh. Đúng như những gì Lưu Bá Ôn tiên đoán "Dữ quốc đồng hưu" (Tốt lành, vui cùng với quốc gia).
Chu Nguyên Chương như rồng đang gặp thời hưng thịnh, dẫn đầu đại quân đánh Đông dẹp Bắc, thảo phạt quần hùng, hai người con trai của Giả Minh cũng trợ giúp ông khai quốc lên ngôi, lập nhiều công lao hiển hách, được Chu Nguyên Chương phong tước trấn giữ Hà Nam, là chỉ huy sứ của Lâm Sơn Vệ (chức quan chính tam phẩm). Nghe nói con cháu Giả Minh làm quan cha truyền con nối, mãi cho đến những năm cuối triều Minh. Đúng như những gì Lưu Bá Ôn tiên đoán "Dữ quốc đồng hưu" (Tốt lành, vui cùng với quốc gia).
Sau khi triều Minh khai quốc, Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương cho mời Giả Minh đến, hỏi thăm ông về đạo dưỡng sinh. Giả Minh trả lời: "Đạo dưỡng sinh, chủ yếu là hiểu biết và thận trọng trong vấn đề ẩm thực".
Năm Giả Minh 106 tuổi, một hôm trong lúc ngủ trưa, mơ thấy mình mặc quần áo màu đỏ, cưỡi trên lưng một con ngựa oai phong hướng về phương tây. Trên đường có gặp một cô nương, ngồi trên cỗ xe màu vàng, phía sau đi theo rất nhiều người hầu. Cô gái từ trong xe bước ra, hướng về phía ông cung kính hành lễ, nói: "Tôi đến từ Nguyệt cung, đi đưa tang Bành Tổ. Phần mộ mới trước mặt, chính là mộ phần của Bành Tổ. Ngài cũng tới xem đi". Cô gái vừa dứt lời, thì Giả Minh cũng liền tỉnh giấc.
Cùng lúc ấy, lính gác cổng tiến đến bẩm báo tin, vốn là Lưu Bá Ôn có gửi đến một bức họa "Thọ sơn phúc hải đồ" (Bức tranh núi thọ biển phúc), có ý tặng cho Giả Minh, chúc thọ ông.
Trong tranh, là bút tích của Lưu Bá Ôn với lời tựa như sau:
"Tai nghe sông Sở khóc Anh Hoàng,
Mắt thấy Bành tổ táng Thương giao.
Kỳ hoa khai nở trong đêm sáng,
Gió đông hòa điệu xuân mênh mang.
Xuân mênh mang ý vui vô tận,
Đêm đêm đa đa đến dưới trăng
Cung Quảng Hằng Nga nhắn gửi tin"
Giả Minh xem xong lời tựa, nói rằng: "Giấc mộng của ta trùng hợp với lời tựa này. Xem ra ta sắp phải rời khỏi thế gian". Quả nhiên, ba ngày sau, Giả Minh qua đời. Ngài hưởng thọ 106 tuổi, cứ như vậy mà kết thúc một kiếp nhân sinh truyền kỳ.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.