Lý do lữ đoàn chủ lực Iraq thay thế xe tăng Mỹ bằng T-90 Nga

Đăng Nguyễn - Sputnik Thứ hai, ngày 18/06/2018 21:10 PM (GMT+7)
Lữ đoàn cơ giới số 35 của Iraq đã thay thế xe tăng chủ lực Mỹ bằng xe tăng Nga, trong bối cảnh Mỹ và Nga đều nói khác về quyết định này.
Bình luận 0

img

Xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 của Nga.

Theo Sputnik, Bagdad đặt hàng 73 xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 và T-90SK của Nga. Đơn hàng đầu tiên đã được bàn giao vào tháng 2.2018.

Tuần trước, 39 xe tăng T-90SK đã chính thức được giao cho lữ đoàn cơ giới số 35. Đây là đơn vị từng chiến đấu ác liệt với khủng bố IS trong trận đánh ở Mosul và Kirkuk năm 2016 và 2017.

Bộ Quốc phòng Iraq cho biết, các xe tăng M1 Abrams còn lại được chuyển lại cho lữ đoàn cơ giới số 34, vốn chỉ được trang bị xe tăng T-72.

Phía Mỹ tỏ ra khá lạc quan về quyết định này, nói rằng xe tăng Mỹ sẽ có ít cơ hội rơi vào tay các lực lượng thân Iran hơn. Hồi tháng 2.2018, Lầu Năm Góc nói lực lượng dân quân thân Iran vận hành 9 xe tăng M1 Abrams, nhưng quân đội Iraq đã thu hồi hết số xe tăng này trước sự phản đối của Mỹ.

img

Iraq sở hữu khá nhiều xe tăng M1A1 Abrams của Mỹ.

Theo chuyên gia quân sự Vladimir Tuchkov, quyết định của Iraq không ảnh hưởng nhiều bởi lý do chính trị, mà thực tế là các xe tăng T-90 Nga hoạt động hiệu quả hơn hẳn xe tăng Mỹ.

Iraq mua 140 xe tăng M1 Abrams vào năm 2008, nhưng chỉ còn 40 chiếc hoạt động được tính đến tháng 12/2014. Washington chuyển cho Iraq 175 xe tăng nữa nhưng có tới 48-80 chiếc bị phá hủy trong cuộc chiến chống khủng bố IS.

Bên cạnh đó, một chiếc M1 Abrams có giá lên tới 6 triệu USD, trong khi mua xe tăng Nga, Iraq chỉ mất 2,5 triệu USD.

Phiên bản M1 Abrams Mỹ chuyển cho Iraq cũng không được trang bị các hệ thống phòng thủ mới nhất. Đó là lý do khủng bố IS chỉ cần một phát đạn chống tăng cũng loại kíp lái khỏi vòng chiến đấu.

“Phần đầu xe tăng Nga nhỏ hơn 30% so với phía Mỹ”, chuyên gia Tuchkov nói. “Điều đó có nghĩa là khó bắn trúng xe tăng Nga ở khoảng cách xa. Chiếc Abrams cũng dài hơn T-90 tới 1,5 mét”.

Xe tăng Abrams biến thành "bó đuốc sống" ở Iraq.

Chiếc T-90 phiên bản tiêu chuẩn được trang bị giáp phản ứng nổ (ERA) Kontakt-5, rất phù hợp chống lại tên lửa chống tăng TOW 2, ông Tuchkov nói.

Cuối cùng, chiếc Abrams không thể di chuyển linh hoạt được như T-90. Xe tăng Mỹ nặng tới 70 tấn trong khi T-90 chỉ nặng 46 tấn.

Người Mỹ trang bị cho M1 Abrams động cơ công suất 1.500 mã lực, trong khi phía Nga chỉ là 1.000 mã lực. Về lý thuyết, xe tăng Mỹ chiếm ưu thế hơn dựa vào tỷ suất sức mạnh/trọng lượng (23,8-26,9 mã lực/tấn so với 18,2-20,4 mã lực/tấn của xe tăng Nga).

Nhưng trong môi trường tác chiến trên sa mạc Trung Đông, nơi những cơn bão cát thường xuyên xuất hiện, động cơ của xe tăng Mỹ yêu cầu bảo dưỡng kỹ lưỡng hơn.

Binh sĩ Iraq phải thường xuyên lọc sạch cát, nếu không động cơ có thể ngừng hoạt động giữa chừng.

Ngược lại, động cơ T-90 đơn giản hơn, nhỏ hơn, rẻ hơn và quan trọng nhất là hoạt động đáng tin cậy hơn, chuyên gia Tuchkov kết luận.

Trên mặt đất, Mỹ có chống nổi những ”quái vật” này của Nga?

Lính tăng Ukraine kể rằng khi bắn vào xe tăng Nga, tất cả những quả rocket này đều bay lên trời như bị “bàn tay vô hình”...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem