Đặc điểm của rau ngót Nhật
Rau ngót Nhật có tên khoa học là Dicliptero chinensis (L.) Ness, thuộc họ ô rô – Acanthaceae. Ở Việt Nam thường gọi là rau Diễn, cây Gan heo. Lá rau ngót nhật được dùng để nấu canh với tôm, thịt heo,… rất thơm ngon. Rau được nhân giống bằng cách giâm cành, dễ sống, nhanh ra rễ. Cây sinh trưởng mạnh, ra lá liên tục, có thể thu hoạch làm rau thường xuyên.
Cây rau ngót Nhật thuộc cây thân gỗ, mọc thẳng đứng, phân nhiều cành. Cây cao khoảng 1,5 m, có khi lên đến 2 m. Lá mọc cách, phiến lá hình bầu dục, màu xanh đậm. Hoa rau ngót đơn tính, hình sim, quả hình tròn giống như quả cà nhưng nhỏ hơn. Đây là loại cây có chứa nhiều chất bổ, lành tính, đặc biệt cho nhiều Vitamin A, C.
Tác dụng của rau ngót Nhật
Trong đông y, rau ngót Nhật có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tăng tiết nước bọt, hoạt huyết hoá ứ, bổ huyết, cầm huyết, nhuận tràng, sát khuẩn, tiêu viêm, sinh cơ, có nhiều tác dụng chữa bệnh.
Lá rau ngót có nhiều chất dinh dưỡng tốt, chẳng hạn như protein, canxi, chất béo, phốt pho, sắt, vitamin A, B, và C. Lá rau ngót cũng chứa một số hợp chất béo. Ăn rau ngót có thể giúp bà mẹ tăng lượng sữa, điều này là do bắt nguồn từ những tác động nội tiết của các hợp chất hoá học sterols có tính chất estrogen trong rau ngót. Rau ngót cũng chứa chất ephedrin rất tốt cho những người bị cúm.
Cách trồng rau ngót Nhật
1. Chuẩn bị dụng cụ trồng và đất trồng
Dụng cụ trồng
Bạn có thể tận dụng bao xi măng, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng rau ngót Nhật. Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước.
Tận dụng thùng xốp để trồng rau ngót Nhật.
Đất trồng
Rau ngót Nhật có thể được trồng trên nhiều loại đất khác nhau, tuy nhiên rau sẽ phát triển tốt khi được trồng trên nền đất tới xốp, giàu dinh dưỡng.
Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 7 - 10 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.
2. Giống và trồng cây
Rau ngót Nhật có thể trồng bằng hạt hoặc giâm cành. Tuy nhiên, khi trồng bằng hạt thì tỷ lệ nảy mầm thấp và lâu cho thu hoạch. Chính vì vậy, trồng bằng cách giâm cành là biện pháp được sử dụng phổ biến nhất.
Chọn những cây rau ngót sinh trưởng mạnh (cây khoảng 6 - 8 tuổi sau khi trồng), không sâu bệnh hại, chọn những cành khỏe, cành bánh tẻ (không già, không non) - cành vừa hóa nâu, sau đó cắt từng khoảng dài 20cm để làm giống cho vụ sau.
Ghim cây giống lên đất đã chuẩn bị, độ nghiêng của cây khoảng 45 độ. Sau khi ghim khoảng 20 - 25 ngày, cây ra rễ và có thể đem ra trồng, tưới nứớc để giữ ẩm. Khoảng cách trồng hàng cách hàng 50 - 60cm, cây cách cây 25 - 30cm, mỗi hốc có thể trồng 2 cây.
3. Chăm sóc
Sau khi trồng cây khoảng 20 ngày, tiến hành bón lót cho cây bằng phân bò, phân dê, phân cá, phân hữu cơ… Cứ khoảng 20 - 30 ngày lại tiến hành bón đợt tiếp theo cho cây.
Vào mùa khô, ngày tưới nước 2 lần vào sáng sớm và chiều tối. Còn mùa mưa, tránh để cây bị ngập úng. Thường xuyên làm cỏ và vun xới để bộ rễ thông thoáng, dễ phát triển hơn.
4. Thu hoạch
Sau khi trồng khoảng 2 tháng là rau ngót Nhật cho thu hoạch. Dùng dao sắc cắt sát gốc để cây mọc tiếp vụ sau (cắt cách gốc khoảng 2cm).
Chúc các bạn có những bữa ăn ngon với rau ngót Nhật sạch tự trồng!
Vui lòng nhập nội dung bình luận.