Mảnh vỡ trạm vũ trụ 8,5 tấn chứa bí mật của TQ?

Trà My - SCMP Thứ ba, ngày 03/04/2018 19:40 PM (GMT+7)
Một nhà khoa học vừa tiết lộ rằng Bắc Kinh thường thu hồi các mảnh vỡ tàu vũ trụ rơi xuống Trái Đất để giữ bí mật những thông tin nhạy cảm.
Bình luận 0

img

Trạm vũ trụ Thiên Cung 1 của Trung Quốc đã lao xuống phía nam Thái Bình Dương vào khoảng 00h15 GMT ngày 2.4.

Thiên Cung 1 – trạm vũ trụ nặng 8,5 tấn của Trung Quốc - vừa rơi xuống Trái Đất ngày hôm qua 2.4. Giữa những nghi ngờ cho rằng mảnh vỡ của trạm vũ trụ này có thể cung cấp thông tin về chương trình vũ trụ của Trung Quốc, các nhà khoa học nước này cho biết họ sẽ không thu hồi các mảnh vỡ.

“Chúng tôi chỉ thu hồi tài sản có giá trị cao, thiết bị chứa công nghệ nhạy cảm hoặc tình báo, những thứ có thể gây tổn hại nếu rơi vào tay một quốc gia khác”, một nhà khoa học vũ trụ quen thuộc với hoạt động này nói với Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP).

Thiên Cung 1 không phải là kiểu tài sản như vậy, nhà khoa học giấu tên nói thêm.

Trạm vũ trụ có kích thước tương đương xe buýt đã lao xuống phía nam Thái Bình Dương vào khoảng 00h15 GMT ngày 2.4.

Hầu hết tàu vũ trụ đã bị đốt cháy và tan ra khi bay qua bầu khí quyển Trái Đất, các nhà chức trách không gian Trung Quốc nói.

img

Hầu hết tàu vũ trụ đã bị đốt cháy và tan ra khi bay qua bầu khí quyển Trái Đất

Nếu có bất kỳ mảnh vỡ lớn nào rơi xuống, nó có thể đã chìm xuống hàng ngàn mét dưới đáy biển, theo các nhà khoa học.

Nhà khoa học giấu tên cho biết một số mảnh vỡ nhẹ có thể trôi dạt trên biển và dạt vào một bờ biển hẻo lánh trong tương lai. Tuy nhiên, việc xác nhận xem đó là mảnh vỡ của Thiên Cung 1 hay trạm vũ trụ khác là một thách thức kỹ thuật.

Dưới điều kiện thích hợp, các nhà khoa học có thể thu thập thông tin nhạy cảm từ các mảnh vỡ tàu vũ trụ, ví dụ như vật liệu được sử dụng để xây tàu và việc này có thể chỉ ra tiến trình của một quốc gia trong nghiên cứu vũ trụ.

Tuy nhiên, theo luật không gian quốc tế, tất cả các mảnh vỡ từ tàu vũ trụ đều thuộc về nước sản xuất ra nó, cho dù nó rơi ở đâu.

Tuy Bắc Kinh cho rằng việc vớt Thiên Cung 1 là không cần thiết, trong quá khứ, họ từng làm việc này, nhà khoa học giấu tên nói với SCMP.

Một đội bí mật có quan hệ với quân đội Trung Quốc trước đây từng được điều động để thu hồi mảnh vỡ từ các vệ tinh của Trung Quốc rơi xuống lãnh thổ nước ngoài.

img

Nếu có bất kỳ mảnh vỡ lớn nào rơi xuống, nó có thể đã chìm xuống hàng ngàn mét dưới đáy biển, theo các nhà khoa học.

Vài năm trước, một vệ tinh có chứa công nghệ quân sự nhạy cảm đã lao xuống vùng đất hẻo lánh của Úc ngay sau khi được phóng.

"Đội của chúng tôi đã đến đó và ra đi một cách lặng lẽ", nhà khoa học kể. "Họ trở lại với tài sản vẫn còn nguyên vẹn”.

Nhà khoa học từ chối cung cấp thêm chi tiết về nhiệm vụ này nhưng nói rằng nó chưa bao giờ được công khai.

Zhu Jin, Giám đốc Trạm thiên văn Bắc Kinh, cho biết không có lý gì Trung Quốc lại gửi một con tàu đến thu hồi mảnh vỡ của Thiên Cung 1.

"Nó không có phi hành đoàn, những người cần được giải cứu", ông nói. "Không còn gì giá trị ở đó, chỉ là một mẩu rác”.

Thiên Cung 1 được phóng lên quỹ đạo ngày 29.9.2011 và được sử dụng để tiến hành các cuộc thử nghiệm trong chương trình không gian đầy tham vọng của Trung Quốc: xây dựng một trạm không gian cố định vào đầu những năm 2020.

Trạm vũ trụ TQ 8,5 tấn lao xuống Trái đất, tạo quả cầu lửa khổng lồ

Trạm vũ trụ 8,5 tấn của Trung Quốc lao xuống Trái đất với tốc độ lên tới 27000 km/giờ, tạo thành quả cầu lửa khổng...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem