Michel Platini: Hoàng tử giờ đã thành Vua

Thứ ba, ngày 05/06/2012 06:47 AM (GMT+7)
(Dân Việt) - Michel Platini đã mang đến EURO một sự bình đẳng triệt để cho bóng đá châu Âu sau nhiều năm xảy ra tình trạng phân chia giai cấp.
Bình luận 0

Phát cuồng vì “Dấu chân địa đàng”

Năm 1984 là năm mà cái tên M.Platini được nhắc nhiều nhất trên toàn thế giới. Kỳ EURO tại chính nước Pháp đã khoác lên người số 10 đội trưởng đội bóng áo lam muôn vàn ánh hào quang: Cầu thủ xuất sắc nhất giải, cầu thủ ghi bàn nhiều nhất giải (9 bàn), cầu thủ ghi được hai hattrick tại một kỳ EURO (đến nay vẫn là duy nhất) và chức vô địch EURO đầu tiên cho nước Pháp…

img
 

Sau chức vô địch ấy, xung quanh căn nhà của “Hoàng tử bóng đá” hồi ấy trải một tấm thảm dầy những mảnh giấy trắng của các thiếu nữ khắp nước Pháp. Tất cả chỉ muốn có được mảnh giấy in dấu giầy của Platini. Trong giới cầu thủ, nếu nói đến Pele thì đó là sự “Siêu phàm”, nói đến Maradona là cụm từ “Trời phú” còn với M. Platini thì đó là sự “Hoàn hảo”.

Sau khi giã từ sân cỏ ở cương vị cầu thủ, “Hoàng tử bóng đá” dù ở bất cứ vị trí nào cũng đều đấu tranh không mệt mỏi để tạo sự bình đẳng, công bằng trong bóng đá, là tượng trưng cho người chiến sĩ trên tuyến đầu của Công xã Pari vĩ đại hơn thế kỷ trước.

Vinh quang 1998

Khi làm HLV đội tuyển Pháp tại EURO 1992, ở khía cạnh thành tích, việc Platini làm cho nước Pháp là con số 0 tròn trĩnh (bị về nước ngay ở vòng loại). Tuy nhiên chính từ kỳ EURO đó, HLV đội tuyển Pháp đã âm thầm làm một cuộc cách mạng vĩ đại cho bóng đá và cho nền dân chủ của nước Pháp.

Trước nay, chỉ duy nhất một cầu thủ da màu “được phép” tham gia đội tuyển Pháp, đó là Jean Tigana. Các cầu thủ gốc thuộc địa của nước Pháp khó lòng có cơ hội tham gia đội tuyển. Đến EURO 1992, việc gọi 6 cầu thủ gốc Phi vào đội tuyển Pháp của HLV Platini đã vấp phải một làn sóng phản đối dù âm thầm nhưng đầy sức mạnh của những nhân vật có thế lực.

Trước tình hình đó, M.Platini đã vô cùng thông minh khi viết thư cho Quốc hội Pháp xin ý kiến về vấn đề đó. Quốc hội Pháp tán đồng và từ đó đã mở sang một trang mới cho bóng đá Pháp.

Chỉ vài năm sau, đội tuyển Pháp đã lên ngôi cao nhất của thế giới (1998) và EURO (2000) bằng đội hình của những ngôi sao gốc Phi: Thierry Henry, Trezeguet, Vieira, Thuram, Wiltord, Makelele... và đặc biệt là siêu sao Zidane (hai lần là Quả bóng Vàng thế giới), cầu thủ sinh ra trong một gia đình nhập cư gốc Algerie.

EU liền một dải

Sau khi đấu tranh thắng lợi vì sự bình đẳng về mặt con người, M. Platini đã tiến tới cuộc đấu tranh giành quyền bình đẳng cho các quốc gia châu Âu (trong bóng đá). Bất chấp tất cả những lý do về sự khác biệt giàu - nghèo, mạnh - yếu, Platini trong nhiệm kỳ thứ nhất ở vai trò Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá châu Âu (UEFA) đã cương quyết chọn 2 nước Đông Âu có nền kinh tế và bóng đá xếp cuối hạng của châu Âu (Ba Lan - Ukraine) là nơi tổ chức kỳ EURO 2012.

Sau kỳ EURO này, bất cứ quốc gia nào ở châu Âu đều có thể nuôi cho mình hy vọng làm chủ nhà của bất kỳ mùa EURO nào.

Hành động này chính là cú đấm vào nền bóng đá châu Âu trước nay vẫn lấy đồng tiền và đẳng cấp làm căn bản cho một cuộc chơi chung...

Nổi danh nhờ EURO và chính Platini đã làm rạng rỡ thêm cho EURO. Hoàng tử năm nào giờ đã trở thành vị vua anh minh.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem