Bác sĩ Ngô Thị Thanh Quýt, Trưởng Khoa Nội Tiêu hóa, Bệnh viện Thống Nhất cho biết kết quả nội soi phát hiện dị vật chiếm gần hết lòng thực quản bệnh nhân. Các bác sĩ đã gắp thành công dị vật là miếng sụn sườn lợn dài gần 2 cm. Bệnh nhân nhanh chóng hết khó thở, ăn uống trở lại bình thường.
"Nếu dị vật để lâu trong thực quản sẽ làm gia tăng khó chịu, ứ đọng dẫn đến nhiễm trùng, hình thành ổ áp xe nguy hiểm cho bệnh nhân", bác sĩ Quýt chia sẻ.
Bệnh viện thường xuyên tiếp nhận các bệnh nhân bị hóc dị vật đường tiêu hóa như viên thuốc còn nguyên vỉ sắc cạnh, thủng ống tiêu hóa, cây tăm gây thủng ruột... Bác sĩ khuyến cáo người lớn tuổi chức năng ống tiêu hóa, vận động thực quản giảm nên cần ăn chậm nhai kỹ, thức ăn thái nhỏ.
Dị vật được lấy khỏi thực quản cụ ông. Ảnh: T.Q
Sáng 30/11, Khoa Nội Hô hấp của bệnh viện cũng tiếp nhận cụ ông 83 tuổi khó thở nghiêm trọng do bị sặc khi uống thuốc. Các bác sĩ đã nội soi gắp viên thuốc lớn nằm bít phế quản trung gian, chiếm 2/3 phổi bên phải bệnh nhân. Viên thuốc lớn đã bị vỡ đôi trong khi gắp, bác sĩ phải dùng dụng cụ hút ra ngoài.
Viên thuốc kẹt ở phế quản bệnh nhân nên trương phình so với viên thuốc bình thường. Ảnh: T.H
Theo bác sĩ Ngô Thế Hoàng, Trưởng Khoa Nội Hô hấp, dị vật hữu cơ khi gặp nước thường trương phình, bít chặt phế quản nên gây suy hô hấp, viêm phổi nhanh và nặng hơn các dị vật vô cơ. Bệnh nhân có bệnh nuốt khó, di chứng tai biến... nên bẻ nhỏ viên thuốc khi uống. Nên để thuốc trong miệng rồi uống nước chứ không ngậm nước rồi mới ngửa cổ thả viên thuốc vào dễ gây sặc.
Hướng dẫn thủ thuật Heimlich sơ cứu khi hóc dị vật
Lê Phương (VNE)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.