"Mìn di động" hay được gọi tắt là Sd.Kfz 302 hoặc Goliath là một trong những vũ khí sử dụng công nghệ điều khiển vô tuyến đầu tiên của phát xít Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Nhiệm vụ của loại mìn này là áp sát đối phương và... nổ tung - một phương pháp đánh bom cảm tử mà không cần hy sinh sinh mạng người lính. Nguồn ảnh: Battle.
Trong thời gian từ năm 1942 đến hết Chiến tranh Thế giới thứ 2, đã có tổng cộng 7,564 đơn vị mìn di động Goliath được người Đức chế tạo. Nguồn ảnh: Achtung.
Mìn di động Goliath có tổng trọng lượng khoảng 370 kg với chiều dài 1,5 mét. Nó được bọc thép dày 5 mm và có khả năng mang theo tối đa 60 kg thuốc nổ bên trong thân. Nguồn ảnh: Flickr.
Goliath được trang bị 2 động cơ điện cung cấp công suất tổng cộng 5 kW giúp nó di chuyển được với tốc độ khoảng 1,5 km/h trên đường bằng và 0,75 km/h trên đường hỗn hợp. Nguồn ảnh: Info.
Trong xe có một cuộn dây điện với khoảng 400 mét dây, kết nối hệ thống điều khiển của xe với tay cầm điều khiển từ xa. Sỹ quan điều khiển sẽ sử dụng hệ thống tay cầm này và... một chiếc ống nhòm để điều khiển xe vào đúng vị trí mong muốn rồi kích nổ.Nguồn ảnh: Achtung.
Với việc sử dụng động cơ điện gây ra rất ít tiếng động, chiếc xe đánh bom không người lái này rất thích hợp để đánh phục kích trong đêm tối hoặc trong tác chiến đô thị. Nguồn ảnh: Wiki.
Trong tác chiến đô thị, lực lượng các xe thiết giáp không người lái của Đức có thể xông ra từ bất cứ ngõ ngách nào và với 60 kg thuốc nổ nó hoàn toàn đủ sức thổi bay mọi loại xe tăng nào của Đồng Minh.Nguồn ảnh: Wiki.
Với hệ thống bánh xích, chiếc xe này có thể hoạt động tốt ở nhiều loại địa hình khác nhau và ngoài nhiệm vụ phá hủy các thiết giáp của đối phương, nó còn được sử dụng để phá hủy các lô cốt kiên cố, các công trình như nhà cửa, cầu cống,...Nguồn ảnh: Wiki.
Con "quái vật" này chính là một minh chứng rất rõ nét cho thấy sự sáng tạo và tài năng của các kỹ sư Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ hai khi họ nghĩ ra việc sử dụng robot để thực hiện các nhiệm vụ khó khăn thay cho binh lính, một điều rất phổ biến ở... thế kỷ 21 này. Nguồn ảnh: Info.
Binh lính Mỹ lạ lẫm khi được tiếp xúc với loại xe tăng điều khiển từ xa mang bom cảm tử này. Nguồn ảnh: Museum.
Lính Anh cũng ngạc nhiên không kém khi được tận mắt chứng kiến "sát thủ câm lặng" của Đức.Nguồn ảnh: Wiki.
Tới nay, thiết kế chi tiết của mìn di động Goliath có thể dễ dàng được tìm thấy trên mạng Internet và bất cứ ai cũng có thể tự thiết kế cho mình một cỗ xe tăng như thế này - tất nhiên là không được mang theo thuốc nổ. Nguồn ảnh: Wiki.
Tuấn Anh (Kiến Thức)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.