Mồ hôi quá nhiều, điều trị bằng cách nào?

Nhật Hà (Theo Ny Post) Chủ nhật, ngày 09/06/2024 19:24 PM (GMT+7)
Mùa hè nhiệt độ tăng cao khiến nhiều người bị đổ mồ hôi quá nhiều. Đổ mồ hôi nhiều làm chủ nhân mất tự tin cũng như gây ra nhiều trở ngại trong công việc và cuộc sống.
Bình luận 0
Mồ hôi quá nhiều, điều trị bằng cách nào?- Ảnh 1.

Việc đổ mồ hôi quá nhiều ở nách, tay, chân … y tế gọi là bệnh tăng tiết mồ hôi. Ảnh: Vladimirfloyd - stock.adobe.com

Ước tính có khoảng 220 triệu người trên toàn thế giới (gần 3% dân số) mắc chứng tăng tiết mồ hôi. Tiến sĩ Scott Walter (Mỹ) – bác sĩ da liễu cho biết, tình trạng này ít được báo cáo vì bệnh nhân thường xấu hổ khi trò chuyện với bác sĩ.

Khi nhiệt độ tăng, nguy cơ ướt tay chân, áo sơ mi ố vàng, và mặt trơn trượt cũng tăng theo. Việc đổ mồ hôi quá nhiều ở nách, tay, chân… y tế gọi là bệnh tăng tiết mồ hôi.

Triệu chứng của bệnh tăng tiết mồ hôi bao gồm đổ mồ hôi rõ rệt; khi cầm bút, xoay tay nắm cửa hoặc sử dụng chuột, bàn phím; da bị ẩm ướt trong thời gian dài và có thể bị bong tróc sau khi trở nên mềm và trắng.

Theo bác sĩ da liễu, dưới đây là 5 cách điều trị khi cơ thể đổ quá nhiều mồ hôi, không thể sống khoẻ mỗi ngày

1.Sử dụng nhôm clorua (20% trở lên)

Mồ hôi quá nhiều, điều trị bằng cách nào?- Ảnh 2.

Nhôm clorua có hiệu quả nhưng có khả năng gây kích ứng da. Ảnh: Shutterstock

Được sử dụng như một chất chống mồ hôi, nhôm clorua hiệu quả nhưng có khả năng gây kích ứng da.

Thuốc bôi nhôm clorua có nồng độ từ 20% trở lên có thể bôi lên vùng nách, tay hoặc chân để điều trị chứng ra nhiều mồ hôi.

Nhưng dù Nhôm Clorua có hiệu quả và được bán không cần kê đơn nhưng nhôm clorua thường gây khó chịu cho bệnh nhân khi sử dụng thường xuyên.

2.Khăn lau chứa thuốc

Là một sản phẩm tương đối mới, những loại khăn lau theo toa này có chứa hoạt chất glycopyrrolate. Khi sử dụng, nó sẽ ngăn cơ thể tiết mồ hôi.

3.Thuốc uống

Mồ hôi quá nhiều, điều trị bằng cách nào?- Ảnh 3.

Một số loại thuốc uống có thể ngăn chặn mồ hôi. Ảnh: Svyatoslav Lypynskyy – stock.adobe.com

Sử dụng thuốc như glycopyrrolate và oxybutynin sẽ giúp giảm mức độ kích hoạt hệ thống thần kinh cholinergic - vốn là nguyên nhân gây ra mồ hôi.

Tác dụng phụ của loại thuốc này bao gồm: tăng thân nhiệt, khô miệng, khó đi tiểu, nhức đầu, tiêu chảy và táo bón.

4.Sử dụng điện di ion

Điện di ion sẽ gửi dòng điện đến các vùng tiết nhiều mồ hôi, từ đó giảm hoạt động của tuyến mồ hôi.

5. Tiêm Botox

Mồ hôi quá nhiều, điều trị bằng cách nào?- Ảnh 4.

Tiêm Botox giúp giảm mồ hôi nhiều. Ảnh: Kaspars Grinvalds – stock.adobe.com

Walter khuyến nghị những người mắc chứng tăng tiết mồ hôi nên tiêm Botox, bằng cách tiêm cục bộ vào nách, tay hoặc chân hoặc bất cứ nơi nào đổ mồ hôi quá nhiều và nó hoạt động bằng cách ngăn chặn các tín hiệu thần kinh gây ra mồ hôi.

Phương pháp điều trị bằng Botox đã được chứng minh là giúp giảm mồ hôi từ 82% đến 87% và kết quả kéo dài được từ 3 đến 6 tháng.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem