Trong suốt hơn 10 năm qua, SLNA nổi tiếng là cái nôi đào tạo ra nhiều tài năng cho bóng đá Việt Nam. Có thể thời điểm này, đội bóng xứ Nghệ không còn giữ vị trí độc tôn trong công tác đào tạo trẻ nhưng số lượng các cầu thủ trưởng thành từ lò SLNA đang chơi chuyên nghiệp vẫn áp đảo. Và tồn tại một nghịch lý, SLNA vẫn là một đội bóng nghèo, hàng năm phải đau đầu lo giữ chân trụ cột trong khi họ hoàn toàn có thể kiếm tiền từ chính cầu thủ mình đào tạo, nuôi dưỡng cho đến khi trưởng thành.
Công Vinh được định giá cả triệu USD, nhưng rồi SLNA cũng chẳng thu lại bao nhiêu.
Hiện nay, có ít nhất 6 đội bóng tại V.League đang sử dụng các cầu thủ được đào tạo từ lò SLNA, bao gồm B.Bình Dương, Hải Phòng, FLC.Thanh Hóa, XSKT.Cần Thơ, HN.T&T và Đồng Tháp. Tuy nhiên, có một sự thật hết sức nghịch lý rằng, gần như 100% cầu thủ SLNA khi cập bến một đội bóng mới, đều ra đi theo dạng tự do khi hết hợp đồng và chỉ phải mất một chút phí đào tạo cho CLB như cách trả ơn. Con số này rất nhỏ so với giá trị chuyển nhượng cũng như những gì cầu thủ nhận được khi ký hợp đồng với CLB mới.
Trong Hoảng rời SLNA để gia nhập B.Bình Dương theo dạng chuyển nhượng tự do.
Điển hình nhất phải kể đến trường hợp của tiền đạo Lê Công Vinh. Đầu mùa 2008, phái đoàn Hà Nội.T&T vào tận TP Vinh làm việc với lãnh đạo CLB SLNA và định giá tài năng Lê Công Vinh với con số 1 triệu USD. Khoảng 20 tỷ, con số “khủng” cho một tài năng đang lên và câu trả lời mà họ nhận được là “xin cảm ơn”. Đội bóng xứ Nghệ lắc đầu từ chối 1 triệu USD, chỉ để giữ Công Vinh đá thêm mùa giải 2008 và sau đó, Công Vinh hết hợp đồng rời SLNA đến với đội bóng của bầu Hiển với giá chuyển nhượng 7 tỷ đồng. Toàn bộ số tiền phí ký hợp đồng vẫn được gọi là “lót tay” đó, tiền đạo này bỏ túi riêng và SLNA không được nhận đồng nào, trừ ít tiền “lại quả” như là truyền thống của những người ra đi.
Năm nào, SLNA cũng bị chảy máu tài năng.
Trước đó, Qủa bóng Vàng Việt Nam 2008 Dương Hồng Sơn, Hồng Tiến cũng rời SLNA đến với HN.T&T theo diện tự do. Tương tự là trường hợp của trung vệ Nguyễn Minh Đức đầu quân cho Hải Phòng năm 2008, khi hết hợp đồng sau vài năm cống hiến.
Năm 2013, Trọng Hoàng, Văn Bình, Âu Hoàn gia nhập với B. Bình Dương với phí hợp đồng lên đến hơn 2 tỷ đồng/mùa. Trước đó, để có thể giữ chân 3 trụ cột lại thêm 1 mùa giải (V.League 2012), HLV Nguyễn Hữu Thắng đã phải vận động nguồn kinh phí từ các mối quan hệ và các Mạnh Thường Quân, trước sự chèo kéo của các đại gia khác. Giữ chỉ để đá 1 mùa và sau đó hết hợp đồng, họ tự do tìm bến đỗ mới và nhận những khoản “lót tay” cực khủng.
Phi Sơn nằm trong diện hết hợp đồng vào cuối mùa giải tới.
Với trường hợp của Trọng Hoàng, B.Bình Dương đeo đuổi từ vài năm trước và năm 2009 sẵn sàng chi 9 tỷ đồng cho SLNA nếu đồng ý chuyển nhượng. Thậm chí, “gã nhà giàu” Sài Gòn Xuân Thành từng chuẩn bị trước 14 tỷ và giao trước 8 tỷ tiền mặt để có được tiền vệ sinh năm 1989 này thời điểm Trọng Hoàng hết hợp đồng. Thế nhưng vì cái tình với đội bóng quê hương và sợi dây kết nối mang tên Nguyễn Hồng Thanh, Nguyễn Hữu Thắng, Hoàng ở lại SLNA thêm 1 năm trước khi thanh thản ra đi.
Mới đây, Hoàng Thịnh, Quang Tình, Đình Đồng cũng lần lượt rời SLNA với số tiền “lót tay” trung bình 1,5 tỷ đồng/mùa. Họ đều chỉ được SLNA đặt vấn đề ở lại khi hợp đồng sắp hết nên không chấp nhận “nắm dao đằng lưỡi”, khi không còn ràng buộc hợp đồng thì ra đi để kiếm tiền.
Luẩn quẩn với bài toàn tài chính, SLNA không giữ chân được những ngoại binh giỏi mà họ phát hiện ra như Abass (B. BD), Edmund Ansah, Kavin, Fagan (Hải Phòng) điển hình là Hector Kerin (Hà Nội T&T). Trong khi, nếu có thêm nguồn tiền ký hợp đồng nhiều hơn 1 năm với họ, SLNA hoàn toàn có thể trở thành nguồn cung cấp ngoại binh cho các đội bóng khác của V.League. Và từ đây, tiền lãi cho việc bán cầu thủ là không hề nhỏ.
|
Tìm cách giữ chân các trụ cột bằng những bản hợp đồng có thời hạn lâu dài để củng cố lực lượng, vươn đến những mục tiêu cao trên BXH, làm thoả lòng NHM và nhà tài trợ, đó là điều hiển nhiên như là nguyên tắc ở tất cả các đội bóng chứ không chỉ SLNA. Thế nhưng với đội bóng xứ Nghệ thì khác, họ chỉ giữ quân kiểu đối phó tình huống khi hết hợp đồng và thường chỉ ký lại năm một rồi ra đi. Và điều đáng tiếc lẫn nghịch lý ở chỗ, SLNA chẳng thu được tiền dù hoàn toàn có thể, nếu tính toán và có chính sách tốt trong khâu chuyển nhượng.
Mới đây, SLNA gia hạn hợp đồng thành công với cầu thủ Trần Nguyên Mạnh thêm 2 năm với số tiền lót tay 2 tỷ/mùa để thủ môn sinh năm 1991 cống hiến lâu dài. Với thủ thành này, SLNA hoàn toàn có thể chuyển nhượng và kiếm tiền tỷ.
|
Luẩn quẩn với bài toàn tài chính, SLNA không giữ chân được những ngoại binh giỏi mà họ phát hiện ra như Abass (B. BD), Edmund Ansah, Kavin, Fagan (Hải Phòng) điển hình là Hector Kerin (Hà Nội T&T). Trong khi, nếu có thêm nguồn tiền ký hợp đồng nhiều hơn 1 năm với họ, SLNA hoàn toàn có thể trở thành nguồn cung cấp ngoại binh cho các đội bóng khác của V.League. Và từ đây, tiền lãi cho việc bán cầu thủ là không hề nhỏ.
Mới đây, SLNA gia hạn hợp đồng thành công với cầu thủ Trần Nguyên Mạnh thêm 2 năm với số tiền lót tay 2 tỷ/mùa để thủ môn sinh năm 1991 cống hiến lâu dài. Với thủ thành này, SLNA hoàn toàn có thể chuyển nhượng và kiếm tiền tỷ.
Đình Hoàng, Phi Sơn sẽ hết hợp đồng vào tháng 12.2016 và tháng 12.2017, hiện giờ cũng chưa rõ đi hay ở. Nếu không hành động, nhiều khả năng SLNA sẽ lại nhiều lần nữa ngậm ngùi nhìn những cầu thủ do họ đào tạo ra, sau vài năm lên đội 1, chơi tốt và có thương hiệu sẽ ra đi tự do. Nó cũng giống như trường hợp của Ngọc Hải, Mạnh Hùng khi nhiều CLB đề nghị chuyển nhượng nhưng SLNA lắc đầu và rồi 1, 2 năm nữa hết hợp đồng sẽ lại đi tự do.
|
Đình Hoàng, Phi Sơn sẽ hết hợp đồng vào tháng 12.2016 và tháng 12.2017, hiện giờ cũng chưa rõ đi hay ở. Nếu không hành động, nhiều khả năng SLNA sẽ lại nhiều lần nữa ngậm ngùi nhìn những cầu thủ do họ đào tạo ra, sau vài năm lên đội 1, chơi tốt và có thương hiệu sẽ ra đi tự do. Nó cũng giống như trường hợp của Ngọc Hải, Mạnh Hùng khi nhiều CLB đề nghị chuyển nhượng nhưng SLNA lắc đầu và rồi 1, 2 năm nữa hết hợp đồng sẽ lại đi tự do.
Hoài Hoan (Thể thao 24h)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.