“Trong tất cả những ngày lễ chúng ta đã tổ chức, ngày có ý nghĩa nhất với tôi là ngày Cựu chiến binh. Mỗi ngày lễ là quan trọng với những người khác nhau vì những lý do khác nhau, nhưng ngày Cựu chiến binh là đặc biệt vì nó vinh danh những người đã phục vụ đất nước, cống hiến sự hi sinh cao nhất cho tự do mà chúng ta có ngày nay.
Tôi kính trọng mọi cựu chiến binh, từ những người đã chịu lạnh giá ở Valley Forge đến những người chịu ngột ngạt nóng bức ở Sand Box ở Trung Đông. Nhưng cảm nhận sâu sắc nhất của tôi là dành cho những anh, chị đã phục vụ ở Việt Nam.
Kinh nghiệm ở Việt Nam đã thống nhất mọi người từng ở đó.
Trở về một tổ quốc bị chia rẽ là một kinh nghiệm mà mọi cựu chiến binh tham chiến ở Việt Nam chia sẻ. Sự trở về của chúng ta khác nhiều so với những người trở về sau Thế chiến II. Trong cuộc chiến đó, binh sỹ ở lại cho đến khi dành được mục tiêu của họ là chiến thắng cuộc chiến. Ở Việt Nam, mục tiêu cho mỗi cá nhân binh sỹ là sống sót 1 năm chứ không phải chiến thắng. Chúng ta đã không phải chiến thắng để về nhà. Chúng ta chỉ phải tồn tại trong 1 năm. Không có động cơ nào để chiến thắng cuộc chiến đó. Trong 9 năm đã có hàng ngàn binh sỹ cố gắng sống sót chứ không phải chiến thắng. Và chúng ta đã thành công.
Chúng ta đã trở về nhà nhưng không có sự trở về. Đã không có sự trở về đặc biệt giống như hồi Thế chiến II bởi vì chúng ta trở về nhà mọi lúc. Bước vào cuộc chiến 1 năm và trở về, đó là tất cả những điều chúng ta phải làm. Vào lúc cuối Thế chiến II, sự trở về của lính chiến Mỹ có nghĩa là sự kết thúc chiến tranh, một kết thúc vinh quang và chiến thắng. Người Mỹ trở về nhà trong chiến tranh Việt Nam chỉ có nghĩa là họ đã sống sót 1 năm. Vì thế về nhà chỉ đặc biệt với các cựu binh và gia đình họ.
Cựu binh của mọi cuộc chiến có những câu chuyện để chia sẻ và ghi nhớ rằng họ đã gắn với nó. Rất dễ để quên rằng chiến tranh là chết chóc. Tôi nhắc lại lời tướng Patton về thực tế rằng người Mỹ không nên chết vì đất nước mình. Công việc của chúng ta là làm cho những kẻ khác chết vì nước của họ. Và mọi cựu chiến binh bị ảnh hưởng bởi khái niệm về cái chết đó.
Những ai đã phục vụ trong một cuộc chiến luôn rất gần với cái chết. Bất kể là họ thực sự ở trong một cuộc chiến đấu, ở trong một máy bay hay đơn giản là đi bộ trong một làng quê hay thành thị, các cựu binh luôn rất gần với chết chóc. Thật khó để sống với ý tưởng đó mặc dù nó đã ăn sâu trong ngóc ngách tiềm thức chúng ta. Ngày hôm nay tôi không sống để nghĩ về cái chết nhưng năm đó ở Việt Nam tôi đã sống như vậy...”.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.