Vào thời xưa, khi khoa học chưa phát triển, phụ nữ sinh con hoàn toàn bằng phương pháp tự nhiên. Do vậy, phụ nữ thời xưa phải đối mặt với nhiều nguy hiểm, thậm chí là tử vong trong quá trình sinh con.
Cụ thể, tại Ai Cập cổ đại, phụ nữ sinh con hết sức đơn giản nhưng cũng khá nguy hiểm trong bối cảnh chưa có các nữ hộ sinh.
Thai phụ thường được các mẹ, bà hoặc người thân có kinh nghiệm đỡ đẻ. Khi sinh con, phụ nữ Ai Cập thường trong tư thế ngồi xổm hoặc quỳ trên mặt đất.
Sau khi sinh con, người Ai Cập thường lấy máu của người mẹ khi sinh để sát lên người đứa trẻ mới chào đời để đề phòng bệnh tật.
Để người mẹ có nhiều sữa cho con bú sau khi sinh, người ta lấy nước sông Nile để cọ vào lưng của họ và cho người mẹ ăn thịt một con chuột.
Do sinh con trong điều kiện khoa học, y tế chưa phát triển nên không ít phụ nữ Ai Cập thời cổ đại chết khi sinh con. Ví dụ như việc người mẹ chết khi đứa trẻ ra đời với tư thế lộn ngược, nghĩa là chân chui ra trước. Cũng có trường hợp người mẹ tử vong do mất máu quá nhiều trong lúc sinh con mà không thể cầm máu được.
Ngay cả khi bà mẹ sinh con thành công thì đứa trẻ cũng có thể mắc một số bệnh tật do không được chăm sóc y tế chu đáo như vệ sinh sát trùng.
Đến thời Trung cổ, chuyện sinh con của phụ nữ khiến nhiều người rùng mình. Có thời điểm, xã hội nghiêm cấm nam bác sĩ, thầy thuốc đỡ đẻ. Người nào vi phạm sẽ bị thiêu sống.
Do vậy, phụ nữ phải chịu đựng nhiều đau đớn khi sinh con trong những căn phòng tối tăm, mặc nhiều quần áo, váy.
Các bà đỡ sẽ đỡ đẻ cho thai phụ khi sinh con bằng cách ngồi xổm hoặc nằm trên giường "vượt cạn".
Tâm Anh (Kiến Thức)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.