|
Chặt phá rừng, cháy rừng tràn lan khiến rừng suy kiệt. |
Diện tích bị thiệt hại do cháy rừng tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc và miền Đông Nam bộ. Những địa phương bị thiệt hại lớn là: Lào Cai 802ha, Cao Bằng 495ha, Sơn La 443ha, Kiên Giang 336ha, Lai Châu 330ha. Ông Nguyễn Văn Cương - Phó Cục trưởng phụ trách Cục Kiểm lâm đánh giá, nhìn chung từ đầu năm đến nay nhiều giải pháp về phòng cháy, chữa cháy rừng đã được triển khai đồng bộ từ cấp T.Ư tới địa phương; các đơn vị chủ rừng lớn đã chủ động tổ chức thực hiện các biện pháp, phương án phòng cháy, chữa cháy rừng.
Tuy nhiên, công tác phòng, chữa cháy rừng vẫn tồn tại nhiều bất cập. Phần lớn các vụ cháy rừng chưa xác định được đối tượng vi phạm, gây khó khăn cho việc xử lý. Mặc dù đã được cảnh báo về các cấp dự báo cháy rừng, nhưng công tác tuyên truyền, hướng dẫn chưa thường xuyên, người dân không thực hiện đúng quy trình sản xuất nương rẫy, gây ra cháy rừng.
Bên cạnh việc gia tăng các vụ cháy rừng, các điểm nóng về chặt phá rừng mặc dù có chiều hướng giảm tuy nhiên không thực sự đáng kể. Trong năm 2010, cả nước đã phát hiện 3.307 vụ phá rừng trái pháp luật, giảm 24,5% về số vụ; diện tích rừng bị phá trái pháp luật là 1.674ha rừng, giảm 316ha (giảm 15,9%) so với cùng kỳ.
Ông Hà Công Tuấn - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp cho hay: “Những loại rừng bị phá trái pháp luật chủ yếu là rừng sản xuất với 1.173ha (chiếm 70,0%)”. Theo ông, việc chặt phá rừng diễn ra điển hình ở các tỉnh Bình Phước 385ha, Đăk Nông 216ha, Lâm Đồng 204ha, Phú Yên 98ha, Điện Biên 101ha, Kon Tum 93ha.
Khai thác gỗ trái pháp luật diễn ra ở những địa phương còn nhiều rừng tự nhiên, còn nhiều gỗ có giá trị thương mại cao. Lâm tặc lợi dụng việc tận thu, tận dụng ở những khu vực thuận lợi về giao thông, vùng giáp ranh, địa bàn có nhiều cơ sở chế biến gỗ quy mô nhỏ ở trong rừng và gần rừng để tiến hành.
Đình Thắng
Vui lòng nhập nội dung bình luận.