Rìu Khai Thiên của Bàn Cổ
Đứng đầu trong danh sách này là rìu Khai Thiên của Bàn Cổ đại đế, là một vật có trước cả trời đất, sinh ra cùng lúc Bàn Cổ, là vũ khí chuyên dụng do Tạo Hóa Ngọc Điệp chuẩn bị cho ông.
Bàn Cổ thức tỉnh, không chịu sự bó buộc của Hỗn Độn, cầm rìu bổ vào bóng tối, tạo ra trời đất, rìu Khai Thiên vì vậy mà cũng bị vỡ.
Sau khi hoàn thành sứ mệnh, các mảnh vỡ của thần rìu hóa thành Thái Cực Đồ, Bàn Cổ Phan và chuông Hỗn Độn. Hỗn Quân Lão Tổ đem những mảnh vỡ của thần rìu chia cho Thái Thượng Lão Quân, Nguyên Thủy Thiên Tôn và Đông Hoàng Thái Nhất. Vì là thần khí sáng tạo ra trời đất, nên Rìu Khai Thiên xứng đáng xếp ở vị trí này.
Quạt Ba Tiêu của Thiết Phiến và Thái Thượng Lão Quân
Khi thầy trò Đường Tăng đặt chân đến Hỏa Diệm Sơn đã bị chặn lại bởi biển lửa được tạo ra từ lò Bát Quái của Thái Thượng Lão Quân. Tôn Ngộ Không phải rất vất vả mới mượn được quạt Ba Tiêu mới dập được lửa giúp đoàn thỉnh kinh qua núi.
Quạt Ba Tiêu này cũng là một thần khí từ thời Hỗn Độn, chỉ sau rìu Khai Thiên. Khi trời đất mới thành, hạt Ba Tiêu rơi xuống đỉnh Côn Luân, sau một thời gian hấp thụ âm khí của trời đất, mọc thành cây Ba Tiêu.
Núi Côn Luân khi đó là nơi tu luyên của Tây Vương Mẫu, một lần bà thấy khu vực gần chân núi bị lửa bao phủ, cỏ cây sinh vật không thể sinh sống. Ngọn lửa này mang đặc tính chí dương, còn gọi là chí dương chi hỏa, lửa Văn Vũ trong lò Bát Quái của Thái Thượng Lão Quân cũng được luyện từ ngọn lửa này. Cây Ba Tiêu vốn mang đặc tính chí âm, thiên sinh khắc chế chí dương chi hỏa, vì vậy nên Tây Vương Mẫu đã dùng chiếc lá của cây Ba Tiêu luyện thành một công cụ để dập lửa.
Hai chiếc quạt Ba Tiêu của Thiết Phiến Công Chúa và Thái Thượng Lão Quân cũng được tạo thành từ chính chiếc lá của cây Ba Tiêu. Chí dương chi hỏa có thể thiêu cháy thần hồn của thần tiên, quạt Ba Tiêu lại có thể khắc chế được nó nên xứng đáng thuộc vị trí thứ 2.
Tử Kim Hồ Lô của Thái Thượng Lão Quân
Kim Giác Đại Vương và Ngân Giác Đại Vương là hai Đồng Tử của Thái Thượng Lão Quân được Quan Âm Bồ Tát sắp đặt hạ phàm thành tinh để thử thách thầy trò Đường Tăng. Trong tay có 5 món bảo bối lợi hại, đặc biết là Tử Kim Hồ Lô. Lúc Tôn Ngộ Không bị hút vào bên trong, nếu không phải thông minh lanh lợi thì suýt chút nữa đã bị hóa thành nước rồi.
Tử Kim Hồ Lô cũng thuộc loại Hỗn Độn Chí Bảo, mọc ra từ một cây tiên mây trên núi Côn Luân, được Thái Thượng Lão Quân mang về luyện thành một dạng bảo bối Như Ý, được coi là một trong những bảo vật tùy thân của Lão Quân. Nếu năm xưa là những tên yêu quái khác nắm giữ Tử Kim Hồ Lô thay vì 2 Đồng Tử thành tinh, có lẽ Tôn Ngộ Không khó giữ được tính mạng.
Ngọc Tịnh Bình của Quan Thế Âm Bồ Tát
Ngọc Tịnh Bình là một pháp bảo bất ly thân của Quan Thế Âm Bồ Tát. Khi Tôn Ngộ Không đi tìm người cứu cây Quả Nhân Sâm, Quan Âm Bồ Tát chỉ cần cầm nhành liễu và vẩy vài giọt nước Cam Lộ trong bình đã có thể cứu sống chiếc cây Thiên Địa Linh Căn này.
Quan Âm Bồ Tát cũng từng tiết lộ với Ngộ Không rằng, bà từng cùng Thái Thượng Lão Quân đánh cược, để nhành liễu này trong lò Bát Quái đốt khô, sau đó đặt lại vào trong Ngọc Tịnh Bình, 24 giờ sau nhành liễu đã phục hồi trở lại.
Chiếc bình của Bồ Tát có thể chứa đầy nước của tam giang tứ hải, Tôn Ngộ Không không thể làm nó nhúc nhích. Trong Tây Du Ký, Quan Âm Bồ Tát đã từng sử dụng chiếc bình vài lần, công dụng chủ yếu của nó là cải tử hoàn sinh.
Như Ý Kim Cô Bổng của Tôn Ngộ Không
Kim Cô Bổng là một thần khí do Thái Thượng Lão Quân luyện thành. Nguyên liệu của nó là một mảnh Hỗn Độn thần thiết mà Hỗn Quân Lão Tổ đã ban cho Thái Thượng Lão Quân, tên gốc của nó là Định Hải Thần Trân Thiết.
Khi Đại Vũ trị thủy, Thái Thượng Lão Quân đã ban Định Hải Thần Châm cho Đại Vũ, nhưng ông không thể phát huy uy lực đích thực của nó, chỉ dùng để làm một dụng cụ đo đạc. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ đã vứt xuống đáy biển, bị Long Vương hiểu nhầm là Định Hải Thần Châm.
Tôn Ngộ Không khi xuống Long Cung mượn binh khí đã nhìn thấy Định Hải Thần Trân Thiết, người - vật như tâm đầu ý hợp nên đã lấy làm vũ khí Như Ý cho riêng mình.
Kim Cô Bổng như một món đồ chơi mà trong lúc nhàn rỗi Thái Thượng Lão Quân chế luyện thành, tùy ý cho người khác, sau thậm chí còn không nhớ đến nó. Long Vương cũng chỉ cho nó là một cột trụ dưới biển, chỉ có Tôn Ngộ Không là coi Kim Cô Bổng là một binh khí.
Thái Thượng Lão Quân thậm chí còn không coi trọng Định Hải Thần Trân Thiết bằng Cửu Xỉ Đinh Ba tặng cho Thiên Bồng Nguyên Soái, vì thế Gậy Như Ý của Tôn Ngộ Không chỉ có thể đứng cuối danh sanh này.
Hoa Vũ (Đời Sống & Pháp Luật)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.