Bí mật lớn nhất của Mona Lisa là gì? Nàng cười một cách vô cùng bí ẩn dưới lớp voan lụa trong suốt như vô hình, che phủ cả mái tóc và đôi mắt nâu. Sự nổi tiếng và mê hoặc của bức chân dung mà Leonardo da Vinci vẽ vào năm 1503 luôn có sợi dây liên hệ sự bí ẩn của nhân vật. Giorgio Vasari vào thế kỷ 16 cho rằng, Leonardo cho mời các nhạc công cũng như là những gã hề đến để làm cho nàng Lisa cười. Walter Pater dưới thời đại Victoria nghĩ rằng, nàng giống "ma cà rồng". Những khán giả hiện đại lại cho rằng, khuôn mặt nàng có một chút gì đó ái nam ái nữ, theo như người quan sát đầu tiên là Marcel Duchamp.
Tôi thì có một giả thuyết mới. Có lẽ nàng Mona Lisa bị mắc bệnh giang mai.
Bức vẽ này có vẻ giống như một bức tranh trong mơ, về một thứ gì đó không có thật, nhưng đây lại là bức vẽ chân dung của một người có thật. Lisa Gherardini là vợ của một nhà buôn ở Florence có tên Francesco del Giocondo. Những nguồn tin có được, bao gồm cả một bản ghi chép được viết vào năm 1503 của một người làm thuê ở Palazzo Vecchi, nghi ngờ một cách sâu sắc rằng, nàng là người mẫu cho Leonardo (nếu không, thì như là một số các nhà sử học khác nói, một ai đó có tầng lớp cao hơn).
Nàng là vợ của một nhà buôn sống tại Florence thời Machiavelli, Michelangelo hay nhà thám hiểm Vespucci. Liệu chúng ta có biết chút gì về nàng? Cuộc đời của những người phụ nữ dưới thời Phục hưng Ý như đã bị ẩn vào trong bóng tối. Chỉ có bức vẽ của Leonardo và một số các tác phẩm hội họa khác mới phần nào đó đem những người phụ nữ Florence này quay trở về thực tại.
Bức chân dung nàng Mona Lisa.
Một số các tài liệu còn sót lại được thu thập đã cho biết một phần nào đó về cuộc đời của Del Giocondo. Chẳng hạn như việc nàng - theo như ghi chép của một nhà tu - đã mua chất nhầy ốc sên của một người bào chế thuốc.
Chất nhầy ốc sên? Tôi thực sự đã cảm thấy nó khá hài hước khi lần đầu tiên đọc được. Mặc dù vậy, tôi đã chấp nhận sự thật rằng nó được dùng như một mỹ phẩm hay một loại thuốc tiêu hóa. Thành thực mà nói, việc này khá vô nghĩa. Mục đích chính của nước sên trong thời đó, theo như tôi vừa được biết gần đây, là chữa những bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, bao gồm cả giang mai.
Có lẽ chính vì sự ghê tởm của thứ thuốc này mà đã biến nó trở thành một phương pháp chữa bệnh độc đáo. Nước sên vẫn được dùng trong thế kỷ 18; những cuốn sách được viết vào thời đó vẫn liệt kê khá chi tiết về giá trị của thứ thuốc này. Dược điển năm 1718 đã viết công thức sau: "6 gallon sên vườn được làm sạch, giun đất được rửa sạch, 3 gallon cây ngải đắng, cây leo và cây kế sữa, mỗi loại 1 pound rưỡi...".
Nhiều thảo dược đã được thêm vào để cho thứ thuốc ấy thêm phần kinh tởm, theo như tiến sỹ Richard Mead, một bác sĩ tại bệnh viện St Thomas tại London. Các công thức khác tại thế kỷ 18 cũng đều viết rằng, nước sên được dùng để chữa trị cho những căn bệnh này, như ta có thể thấy Bảo tàng Nhà hát xưa và Herb Garret (Old Operating Theatre Museum and Herb Garret), nơi những công thức và cách thức chúng được sử dụng để chữa trị cho các căn bệnh ấy được trưng bày.
Liệu đó có phải là lý do vì sao Del Giocondo cần nước nhầy ốc sên? Nếu đúng, có thể nàng cần thứ nước ấy cho một ai đó chứ không phải mình. Trong mọi trường hợp, những ghi nhận mua bán của nàng chỉ xuất hiện sau hơn một thập kỷ kể từ khi nàng làm mẫu cho Leonardo. Nhưng giả sử nàng đã bị bệnh lây truyền qua đường tình dục vào năm 1503, thì có thể nói gì về bức tranh nổi tiếng nhất của Leonardo?
Khi Del Giocondo làm mẫu cho Leonardo năm 1503, bệnh giang mai đã lây lan đỉnh điểm ở Châu Âu. Một số người nói rằng căn bệnh mới này bị những thủy thủ của Colombus mang đến từ thế giới mới vào năm 1492. Nó lan nhanh như lửa. Liệu đó có phải là điều ám chỉ trong bức tranh nổi tiếng nhất của Leonardo?
Khi Pater so sánh Mona Lisa với ma cà rồng, ông đã gián tiếp nói về một điều gì đó khủng khiếp và bệnh hoạn trong kiệt tác của Leonardo: "Đó là sự pha trộn giữa tình dục và cái chết. Có lẽ đây không phải chỉ đơn giản là sự suy đồi của trò ảo thuật tưởng tượng của Pater, vì có những mảng tối thực sự về sự chết chóc trong bức tranh này. Khi Andy Warhol tạo ra phiên bản đen trắng của bức Mona Lisa vào năm 1963, ông đã để lộ ra mảng màu đen nằm dưới những mảng vàng và nâu trong bức chân dung phức tạp của Leonardo. Mảng sẫm màu lan rộng trên khắp khuôn mặt của Giocondo, mang đến định nghĩa về vẻ đẹp của nàng, nhưng cũng gián tiếp ám chỉ đến một nỗi buồn đằng sau nụ cười bí ẩn của nàng. Vầng tối xung quanh mắt nàng dường như cho thấy nàng không khỏe. Ánh sáng xanh kỳ lạ vây quanh nàng có thể là một độc khí của bệnh tật".
Nếu Mona Lisa là bức chân dung của một người mang bệnh lây qua đường tình dục, thì những ám chỉ về cái chết và bệnh tật bỗng nhiên có lý. Về nụ cười bí ẩn của nàng, nó đã trở thành một sự thừa nhận châm biếm rằng, tình dục có thể khiến bạn mắc bệnh. Thông điệp rùng rợn này cũng phù hợp với sự phân tích của Sigmund Freud về Leonardo. Trong cuốn Leonardo da Vinci và Hồi ức thời thơ ấu năm 1910, Freud lập luận rằng nhà khoa học thông thái Leonardo, người không chỉ vẽ mà còn viết hàng loạt nghiên cứu khoa học, cảm thấy khó chịu với tình dục. Freud nói, Leonardo là người đồng tính, nhưng sợ giao hợp với đàn ông hay phụ nữ. Thay vì thế, ông "thăng hoa" tình dục vào nghiên cứu.
Chắc chắn Freud sẽ nghĩ rằng, thật thú vị khi người mẫu Mona Lisa có thể bị bệnh giang mai. Tất nhiên, ông đã mắc rất nhiều lỗi trong cuốn sách viết về Leonardo. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn không lành mạnh về sự quyến rũ ám ảnh đã khiến nhiều người ngưỡng mộ vẻ đẹp đằng sau của nàng. Dù ý nghĩa thực sự của Mona Lisa là gì, đó vẫn là một tuyệt tác.
PV (Lao Động)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.