NATO bất đồng về quan hệ sau này với Nga

Tuấn Anh (Theo Sputnik) Thứ năm, ngày 07/04/2022 16:05 PM (GMT+7)
Các nước thuộc Liên minh Bắc Đại Tây Dương NATO đang bất đồng quan điểm về cách xây dựng quan hệ sau này với Nga trong bối cảnh Nga tiến hành chiến dịch đặc biệt để bảo vệ Donbass, The New York Times dẫn thông tin từ các quan chức cấp cao cho biết.
Bình luận 0
NATO bất đồng về quan hệ sau này với Nga - Ảnh 1.

 Theo NYT, Ba Lan và các nước Baltic muốn đoạn tuyệt hoàn toàn với  Nga và ủng hộ "những nỗ lực buộc Nga phải quỳ gối".

Trong khi đó Pháp, Đức và Thổ Nhĩ Kỳ lại cho rằng nên duy trì tiếp xúc với Tổng thống Nga Putin.

Trước đó cùng ngày, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố cần tiếp tục đối thoại với nhà lãnh đạo Nga, khi ông bị Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki chỉ trích về việc ông thường gọi điện cho Tổng thống Putin.

Ngày 31/3, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan lưu ý nước ông sẽ không tham gia vào các lệnh trừng phạt, vì Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng việc đối thoại với Nga có ý nghĩa to lớn.

Vào ngày 29/3, chuyên gia chính trị học Thổ Nhĩ Kỳ Mehmet Perincek nói với Izvestia rằng Nga và Thổ Nhĩ Kỳ nên hợp tác để giảm bớt sự hiếu chiến của Mỹ. Theo ông, điều này có lợi cho người dân Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga, cũng như tất cả các quốc gia đang khốn khổ trước lập trường hiếu chiến của Mỹ.

Một cuộc thăm dò vào tháng trước của đài truyền hình Phần Lan YLE cho thấy, lần đầu tiên hơn 50% người Phần Lan ủng hộ việc gia nhập liên minh quân sự phương Tây. Ở nước láng giềng Thụy Điển, một cuộc thăm dò tương tự cho thấy những người ủng hộ tư cách thành viên NATO nhiều hơn những người phản đối.

"Nếu họ quyết định nộp đơn, tôi hy vọng rằng tất cả các đồng minh sẽ chào đón họ", Tổng thư ký NATO Stoltenberg nói với các phóng viên tại Brussels, khi các ngoại trưởng NATO gặp nhau để thảo luận về cuộc chiến ở Ukraine. "Chúng tôi biết rằng họ có thể dễ dàng tham gia liên minh này nếu họ quyết định đăng ký".

Trước khi phát động cuộc chiến Ukraine, Tổng thống Vladimir Putin đã yêu cầu NATO ngừng mở rộng và rút quân khỏi biên giới của Nga. Vì vậy, viễn cảnh các nước láng giềng Phần Lan và Thụy Điển tham gia khó có thể được hoan nghênh ở Moscow.

Để bảo vệ họ, Stoltenberg cho biết các nước thành viên NATO có thể chuẩn bị cung cấp một đảm bảo an ninh để bảo vệ hai quốc gia trung lập cho đến khi đơn đăng ký của họ được chấp thuận.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem