NATO chơi ván bài mới để khóa tay Trung Quốc

Sputnik Thứ sáu, ngày 19/02/2021 08:59 AM (GMT+7)
Khi xây dựng chiến lược mới, NATO không thể bỏ qua sự thay đổi cán cân quyền lực và sự trỗi dậy của Trung Quốc. Liên minh Bắc Đại Tây Dương có kế hoạch mở rộng đối thoại và hợp tác với "các nước dân chủ" thế giới nhắm bảo vệ trật tự được cho là đang bị Nga và Trung Quốc phá hoại.
Bình luận 0
NATO chơi ván bài mới để khóa tay Trung Quốc - Ảnh 1.

NATP thay đổi chiến lược trước sự trỗi dậy của Trung Quốc.

NATO cần tăng cường sức mạnh chính trị để đối phó với Nga và Trung Quốc. Các đề xuất này được thảo luận tại cuộc họp bộ trưởng quốc phòng các nước NATO.

Cuộc họp diễn ra hai ngày 17-18/2 trong khuôn khổ hội nghị video kín. Đây là lần đầu tiên chính sách của NATO liên quan đến vấn đề Trung Quốc gia tăng vai trò toàn cầu được thảo luận tại một cuộc họp như vậy. Theo Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, sự trỗi dậy của Trung Quốc, cùng với sự thay đổi cán cân quyền lực trên thế giới và biến đổi khí hậu đang buộc Liên minh Bắc Đại Tây Dương phải sửa đổi khái niệm chiến lược của mình.

Tại một cuộc họp báo sau ngày hội nghị đầu tiên, ông Jens Stoltenberg kêu gọi các nước thành viên Liên minh tăng cường sức mạnh chính trị thông qua đối thoại với các đối tác nhằm chống Nga và Trung Quốc. Tổng thư ký Jens Stoltenberg cũng chỉ ra sự cần thiết phải mở rộng hợp tác với "tất cả các quốc gia có cùng suy nghĩ với NATO trên toàn thế giới nhằm đối đầu với những ai không chia sẻ giá trị của chúng ta, tức là các nước như Nga và Trung Quốc."

Ý tưởng về chính sách đối phó với Trung Quốc của Tổng thư ký NATO cũng tương đồng với luận điểm được Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin trình bày trước đó. Chủ nhân Lầu Năm Góc gọi "Trung Quốc đang trỗi dậy" là một trong các mối đe dọa và thách thức mà Liên minh Bắc Đại Tây Dương phải đối mặt. Ông Lloyd Austin hoan nghênh việc các đồng minh NATO của Mỹ đã nhận thức được rằng ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc và chính sách đối ngoại của nước này đặt ra các thách thức đối với nền an ninh xuyên Đại Tây Dương. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ bày tỏ mong muốn cùng nhau hợp tác để giải quyết vấn đề này.

Trả lời phỏng vấn Sputnik, Tổng Giám đốc Trung tâm Thông tin Chính trị Alexei Mukhin cho biết Mỹ đã nêu chủ đề Trung Quốc tại cuộc họp bộ trưởng các nước NATO:

"Mỹ đã tiến hành cuộc chiến thương mại chống Trung Quốc trong một thời gian dài. Rõ ràng là tình hình sẽ diễn biến hợp logic lý bằng cách gây áp lực quân sự và chính trị. Hồi chuông báo động đã vang lên khi Trung Quốc xuất hiện trong học thuyết quân sự của Mỹ với tư cách là kẻ thù chính. Do đó, kết quả cuộc họp cấp bộ trưởng NATO không hề có điều gì đáng ngạc nhiên".

Nhà phân tích chính trị Alexei Mukhin dự đoán rằng trước ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trên thế giới, NATO sẽ đáp trả bằng các động thái tương tự như các biện pháp mà các nước thành viên Liên minh đang áp dụng đối với Nga.

"Các biện pháp đối xứng sẽ được thực hiện đối với Trung Quốc, chẳng hạn, cơ sở hạ tầng quân sự của các nước thành viên NATO sẽ vươn tới biên giới biển của Trung Quốc. Đó có thể là căn cứ quân sự, hoặc là sự hiện diện thường trực của hải quân tại các vùng biển. Mô hình từng được áp dụng đối với Nga như buộc một số nước láng giềng (các nước Baltic, Ukraina) phải hành xử mạnh mẽ chống Nga, bây giờ có thể sẽ được sử dụng để chống Trung Quốc. Ở đây cần phân tích xem những nước láng giềng nào của Trung Quốc đang phụ thuộc hoặc sẽ phụ thuộc vào Mỹ, và có thể hỗ trợ Mỹ ở mức độ nào. Rốt cuộc, được biết rằng cả Ukraina và các nước Baltic ngày nay đều đang trải qua tình trạng quá tải kinh tế-xã hội khủng khiếp do các chính sách thân Mỹ của họ."

NATO tiến gần biên giới của Nga là hành động đã xảy ra. Rất có thể điều tương tự cũng sẽ diễn ra với Trung Quốc. Moscow và Bắc Kinh không thể không đáp trả những thách thức như vậy từ phía phương Tây. Theo ông Alexei Mukhin, để làm điều này, Trung Quốc và Nga cần phải tăng cường hợp tác chính trị-quân sự, đặc biệt là tương tác trong lĩnh vực phòng thủ tên lửa. Đồng thời, chuyên gia nhấn mạnh rằng với tư cách là các quốc gia có chủ quyền, Nga và Trung Quốc đều có học thuyết phòng thủ riêng của mình.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem