Nga đã trở thành quốc gia bị phản đối nhất thế giới chưa?
Nga đã trở thành quốc gia bị phản đối nhất thế giới chưa?
Tuấn Anh (Theo Pravda)
Thứ bảy, ngày 09/04/2022 16:58 PM (GMT+7)
Nga sẽ không trở thành một quốc gia bị phản đối nhất thế giới vì tình hình Ukraine, vì ít nhất 2/3 dân số thế giới không lên án hành động của Nga, tạp chí The Economist của Anh nhận định.
Hàng tỷ người sống trên Trái đất hoặc trung thành với Nga hoặc ít nhất là có quan điểm trung lập trong phân tích về cuộc xung đột ở Ukraine. Các nước lớn như Trung Quốc và Ấn Độ đang "làm hỏng" toàn bộ bức tranh mà phương Tây muốn thấy.
Theo The Economist, Trung Quốc rõ ràng có lập trường thân Nga và tránh lên án trực tiếp các hành động của ông Putin. Trung Quốc khó có thể ủng hộ phương Tây ngay cả trong viễn cảnh dài hạn. Chính phủ Ấn Độ ban đầu giữ quan điểm trung lập đã tăng cường sự tham gia của mình với chính phủ Nga, đặc biệt là bằng cách hạ giá dầu.
Theo The Economist, 28 quốc gia có thể được coi là thân Nga rõ ràng. Những quốc gia này là nơi sinh sống của 1/3 dân số thế giới. Họ là những quốc gia như: Trung Quốc, Syria, Pakistan, Eritrea, Ethiopia.
32 quốc gia trung lập cũng có quy mô và dân số đáng nể. Ví dụ là Ấn Độ, Brazil và Bangladesh.
Cuộc chiến thông tin toàn diện với Nga bắt đầu vào ngày 24/2, khi Tổng thống Nga Vladimir Putin phát động một chiến dịch đặc biệt ở Ukraine. Mục tiêu của hoạt động đặc biệt là phi quân sự hóa Ukraine và cung cấp hỗ trợ cho các nước cộng hòa Donbass đã sống trong khu vực chiến tranh được tám năm.
Do đó, còn quá sớm để nói rằng cả thế giới chống lại Nga. Sự cuồng loạn chống Nga trong các phát ngôn của phương Tây có thể tạo ra cảm giác rằng Nga đang bị cả thế giới "hắt hủi".
Boris Yakimenko, một nhân vật của công chúng, đã phân tích bài báo trên tạp chí Anh và đưa ra kết luận rằng hơn 100 nước rơi vào vào nhóm các nước thân phương Tây, bao gồm hầu hết các nước Bắc Mỹ và Châu Âu. Tuy nhiên, họ là nơi sinh sống của 36% dân số hành tinh.
Nhìn chung, 2/3 dân số thế giới sống ở các nước ủng hộ Nga hoặc có quan điểm trung lập liên quan đến các hành động của nước này ở Ukraine.
Ngày 25/3, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cảnh báo rằng đại đa số các quốc gia trên thế giới chưa tham gia và sẽ không tham gia các trò chơi trừng phạt mà phương Tây đang chơi.
Có nhiều tác giả ở EU và Mỹ không muốn tham gia vào quá trình tạo ra một thực tế thay thế. Những người trong số họ đến thăm Ukraine giữa cuộc xung đột có thể tự mình thấy rằng quân đội Ukraine án binh bất động, hạm đội Ukraine, lực lượng không quân và lực lượng dự bị biến mất, rằng các đơn vị của Lực lượng vũ trang Ukraine ở Donbass đang ở bờ vực phá hủy.
Ví dụ, nhà báo Hà Lan Sonja van den Ende đã dành hai tuần ở nước cộng hoà ly khai Lugansk LPR. Trong một trong những đơn vị quân đội, cô được cho xem một kho vũ khí gồm xe tăng, xe quân sự, vũ khí, tên lửa phòng không, áo giáp và đạn dược bị bắt. Tất cả những thứ đó đều là thiết bị của NATO, nhà báo ghi nhận trong bài báo của cô.
Ruben Gisbert, một phóng viên người Tây Ban Nha làm việc tại Ukraine, nói rằng anh đã nhận được lời đe dọa giết từ quân đội Ukraine vì đã đăng các bài báo không ủng hộ Ukraine.
Đạo diễn người Chile, Gonzalo Lira thừa nhận trên kênh YouTube của mình rằng ông đang trốn ở Kharkov, vì ông thấy mình ở trong tình huống tương tự: Các "chiến binh tự do" Ukraine thề sẽ giết ông vì những đánh giá tiêu cực của ông về Ukraine.
Theo Van den Ende, kỷ nguyên thịnh vượng và tự do ở Liên minh châu Âu chắc chắn đã kết thúc. Ngoài ra, số lượng tin tức giả mạo về cuộc xung đột này đã vượt quá mọi giới hạn hợp lý.
Nhà báo Glenn Greenwald lưu ý rằng 6 đến 8 tuần sau cuộc xâm lược Iraq của Mỹ, hơn 8.000 thường dân đã thiệt mạng. Không có sự phẫn nộ nào của công chúng cả.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.