Từ ý tưởng nhỏ
Hàng ngày, vừa đi học vừa phụ giúp gia đình bán quán nước giải khát ở nhà, Thành luôn thấy những chiếc nắp chai bị bỏ lại khá nhiều. Tuy không gây độc hại như loại đồ nhựa, nhưng nếu để lâu, chúng sẽ tích trữ vô số tại các hàng quán, lề đường, bãi rác gây mất vệ sinh môi trường. Những chiếc nắp chai cũng không có trong các danh sách thu mua phế liệu vì giá trị tái chế nhỏ mà chi phí lại quá cao.
Chiếc cầu đầu tiên được xây dựng từ nắp chai được người dân xã Tam Hiệp sử dụng. Ảnh: P.N
Thành đã chia sẻ tâm tư này với nhân viên của nhà sản xuất bia Tiger trong một lần nhập hàng, với hy vọng ngày nào đó, những chiếc nắp chai nhỏ bé sẽ có một tương lai khác, như góp phần trong những công trình có ý nghĩa, thiết thực cho cộng đồng.
Khá ấn tượng bởi suy nghĩ của Thành, người nhân viên của nhãn hãng bia Tiger đã truyền đạt lại với ban lãnh đạo công ty. Ý tưởng sáng tạo này được Tiger đón nhận nhiệt tình vì rất phù hợp với định hướng phát triển của thương hiệu. Từ lâu, công ty đã thực hiện các chiến lược phát triển bền vững thông qua việc đóng góp cải thiện đời sống cộng đồng và bảo vệ môi trường. Nhãn hàng luôn tăng cường nỗ lực tiết kiệm và tái chế, từ nguồn nước, điện, đến rác thải sản xuất để giảm thiểu áp lực cho môi trường tương lai.
Nhìn nhận nghiêm túc về trăn trở của Thành, Tiger đã đầu tư nghiên cứu, tìm cách tái chế nắp chai thành thép xây dựng, mang đến những công trình mới, cải thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu cho cộng đồng. Kết quả của quá trình hiện thực hóa ý tưởng tưởng chừng bất khả thi này là chiếc cầu Kênh Năng ấp 7 dài hơn 30m tại xã Tam Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.
Thành nghĩa cử lớn
Cây cầu tại xã Tam Hiệp, huyện Châu Thành (tỉnh Tiền Giang) đã xuống cấp, việc đi lại và vận chuyển nông sản của người dân nơi đây khá khó khăn, nguy hiểm. Vậy nên, khi nhãn hàng Tiger đề xuất xây mới một cây cầu thay cho cây cầu cũ này, chính quyền và người hết sức ủng hộ. Hàng nghìn tấn nắp chai bia đã được người dân đóng góp, thu thập tại các điểm bán lẻ và chuyển giao cho các công ty chuyên tái chế. Tại đây, những chiếc nắp chai được nung chảy, xử lý ở nhiệt độ thấp giúp ngăn chặn khí thải độc hại ra môi trường, sau đó sẽ trộn với các nguyên liệu khác để tạo ra các nguyên liệu sắt sử dụng trong quá trình xây cầu.
Cây cầu Kênh Năng ấp 7 được đưa vào sử dụng trong sự hân hoan của người dân Tiền Giang. Đây chính là thành quả xứng đáng nhất cho những nỗ lực từ người lên ý tưởng cho đến khi thực hiện hóa ước mơ. Sau 1 năm sử dụng, cây cầu vẫn bền vững, ổn định, phục vụ hiệu quả cho việc đi lại, giao thương của người dân.
Ngay sau đó không lâu, chiếc cầu thứ 2 mang tên cầu Hòa Bình kết nối giao thông từ xã Phú Vĩnh đến xã Phú Xuân của huyện Phú Tân (An Giang) được xây dựng.
Từ ngày có cầu mới, việc di chuyển của bà con trở nên dễ dàng, thuận lợi hơn. Hơn 2.300 hộ dân trong vùng đã không còn gặp khó khăn như khi băng qua cây cầu cũ xuống cấp.
Ông Đỗ Thanh Vân - người dân xã Phú Thành (huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) không giấu được niềm tự hào xen lẫn niềm vui trong ngày khánh thành cầu Kênh Hòa Bình: “Trước đây, cầu cũ rất yếu, chúng tôi chỉ có thể đi bộ qua, vô cùng bất tiện. Chiếc cầu mới mà tôi được biết xây dựng từ nắp chai tái chế nhưng rất kiên cố, an toàn. Tôi và bà con ở đây giờ đi lại dễ dàng, dù thời tiết mưa gió, không còn thấp thỏm như xưa”.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.