Ngọc trời

  • Gieo trồng theo kiểu “giao cho trời”; hạt rời và có vị ngọt, bùi rất riêng biệt khi nấu chín; diện tích trồng không nhiều… nên lúa rẫy được xem là đặc sản, “ngọc trời” của người thiểu số ở miền núi Quảng Ngãi. Vì vậy giá bán của gạo này luôn cao hơn gấp 2-3 lần/kg so với cùng loại trồng ở đồng bằng.
  • Thời điểm này, người nông dân ở thung lũng Mai Châu (Hòa Bình) đang khẩn trương thu hoạch vụ lúa mới. Theo người dân cho biết, năm nay được mùa lúa nên ai cũng vui mừng và phấn khởi. Người dân nơi đây hay nói ví von đó là "ngọc trời" ở thung lũng Mai Châu.
  • Khoảng tháng 11, khi mùa mưa Tây Nguyên cơ bản đã dứt cũng là lúc người dân xã Ia Kreng (huyện Chư Pah, tỉnh Gia Lai) hoàn tất việc thu hoạch lúa nếp đỏ và lúa nếp đen. Đây là giống lúa truyền thống của người Jrai, hiện đã mất dần tại nhiều buôn làng.
  • Tại Quảng Nam, sâm sinh trưởng và phát triển tốt nhất tại xã Trà Linh, huyện Nam Trà My. Mùa sâm ra hoa thường từ tháng Tư đến tháng Bảy và mùa kết trái vào khoảng tháng Chín đến tháng Mười. Sau hai tháng quả bắt đầu chuyển từ màu xanh đến xanh thẫm, vàng lục, khi chín ngả màu đỏ cam với một chấm đen không đều ở đỉnh quả. Quả sâm chín nhìn tựa viên ngọc lấp lánh sắc màu. Mỗi quả chứa một hạt, một số quả chứa 2 hạt và số quả trên cây bình quân khoảng 10 đến 30 quả.
  • Trên cánh đồng Mường Thanh, tỉnh Điện Biên, những ngày giữa tháng 10, nông dân đang tất bật ra đồng thu hoạch lúa vụ Hè thu. Bà con phấn khởi, khuôn mặt luôn nở nụ cười tươi rói vì được mùa lúa bội thu, năng suất ước đạt 64,2 tạ/ha, vụ cao nhất trong những năm gần đây.