Ngôi làng ở Trung Quốc đổi đời nhờ những vách núi

Thứ tư, ngày 28/06/2023 16:21 PM (GMT+7)
Địa hình độc đáo của những vách núi đá giúp Liming thu hút người đam mê leo núi mạo hiểm. Kinh tế địa phương gần như thay đổi nhờ sự đóng góp của dân du lịch.
Bình luận 0

 Ẩn mình giữa những ngọn núi giữa sông Dương Tử và sông Mê Kông, làng Liming (tỉnh Vân Nam) chỉ là một dãy nhà nằm giữa một con sông nhỏ và những bức tường đá sa thạch đỏ khổng lồ.

Theo Sixth Tone, địa hình nơi này được gọi là Danxia, độc nhất vô nhị ở Trung Quốc.

Phải mất 3 giờ đi xe buýt từ thành phố Lệ Giang, trên một con đường uốn lượn dọc theo những bãi cát trắng của Thượng Dương Tử, để đến được ngôi làng.

Năm 2004, các thung lũng núi ngoạn mục và các thành tạo đá sa thạch xung quanh Liming bắt đầu được gọi là "khu du lịch". Nỗ lực để thu hút khách tham quan, chính quyền địa phương đã xây dựng lại ngôi làng bằng đá sa thạch đỏ và đồ gỗ trang trí công phu.

Các biển chỉ dẫn bằng tiếng Trung và tiếng Anh được dựng khắp làng, một cáp treo và cầu thang được xây dựng để giúp khách du lịch có thể lên đỉnh núi.

Ngôi làng ở Trung Quốc đổi đời nhờ những vách núi - Ảnh 1.

Địa hình độc đáo của các vách núi ở làng Liming đã thu hút những người đam mê leo núi mạo hiểm tìm đến.

Ở Liming, phần lớn dân địa phương sinh kế phụ thuộc vào săn bắn, nông nghiệp tự cung tự cấp và thu hoạch mật ong rừng tìm thấy trên cùng những vách đá.

Chính quyền Liming hy vọng sẽ thu hút được một phần trong số hàng triệu khách du lịch đến thăm địa phương, đặc biệt là phố cổ Lệ Giang, một Di sản được UNESCO công nhận.

Nhưng dù chi hàng trăm triệu nhân dân tệ, khách du lịch đã không tìm tới nhiều như cách họ hình dung.

Mãi đến năm 2010, bộ ba nhà leo núi, gồm một người Trung Quốc là Zhou Lei và hai nhà leo núi người Mỹ, đã tìm tới đây và thay đổi Liming mãi mãi.

Đi tìm kho báu

Bị hấp dẫn bởi những khả năng khám phá du lịch từ các vách đá, Zhou Lei, cùng với hai nhà leo núi người Mỹ cư trú tại Trung Quốc đã mạo hiểm đến Liming.

Vào thời điểm đó, du lịch leo núi hầu như không tồn tại ở Trung Quốc, khiến cho việc khám phá của họ gần như là tiên phong.

Trong vòng vài tháng, bộ ba bắt đầu thiết lập các tuyến đường leo núi thương mại - tìm kiếm các vết nứt phù hợp, làm sạch chúng và sau đó leo lên và chỉ định mức độ khó cho mỗi người.

Ban đầu, người dân tưởng nhóm này đang tìm kiếm kho báu. "Nếu không, tại sao bọn họ lại từ xa như vậy tới chỉ để leo lên những vách đá này?", Yu Hualong, chủ sở hữu của Far Away Inn, nhà khách yêu thích của những người leo núi, nói với Sixth Tone.

leo nui mao hiem anh 2
leo nui mao hiem anh 2
leo nui mao hiem anh 3
leo nui mao hiem anh 3

Zhou Lei là một trong 3 nhà leo núi tiên phong khám phá vùng đất này.

Đổi đời nhờ du khách

Trên vách núi đá đỏ rộng lớn ở Laojunshan, một vết nứt như tia sét kéo dài từ chân núi cho đến khi hút tầm mắt. Ở độ cao khoảng 10 m, Dahlia Wong - một người leo núi - đang từ từ nhích lên.

Tay và chân của Wong kẹt chặt giữa vết nứt có chiều rộng 7-30 cm, cô dựa vào lực để bám vào mặt đá trơ trọi. Cứ vài mét, cô dừng lại để đẩy một thiết bị kim loại vào vết nứt, kẹp dây và tiếp tục leo lên.

Những người leo núi truyền thống trên khắp thế giới như Wong đã đổ về ngôi làng Liming xa xôi, nằm trong dãy núi Laojunshan để tham gia môn thể thao mạo hiểm.

Ngôi làng ở Trung Quốc đổi đời nhờ những vách núi - Ảnh 3.

Bà Li Jinge là chủ cửa hàng tạp hóa trong làng, kiếm tiền nhờ khách du lịch.

Trước Covid-19, mỗi năm có khoảng 1.000 nhà leo núi đến Liming, mỗi người ở lại đây khoảng một tuần.

Trước đây, dân làng chỉ có thu nhập trung bình 4.000 USD/năm. Giờ đây, khách du lịch tới đã mang lại hàng triệu nhân dân tệ cho người dân Liming.

Li Jinge, hiện ngoài 50 tuổi, là chủ cửa hàng tiện lợi. Bà chuyển đến Liming hơn 20 năm trước.

Bà gọi những người leo núi là "anh chị em" vì đã mang tiền đến.

"Họ luôn được chào đón ở đây", bà nói.

 

Zing News (lifestyle.zingnews.vn)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem