Dường như mọi người đã khá quen thuộc với Ngũ Hổ Thượng Tướng dưới trướng của Lưu Bị trong “Tam Quốc diễn nghĩa”. Họ là Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Hoàng Trung và Mã Siêu. Nhưng nếu nhắc đến Ngũ Hổ Thượng Tướng trong “Thủy Hử” thì có lẽ không nhiều người biết đến tên của họ.
Điều thú vị là trong 2 tác phẩm kinh điển này, 2 vị tướng đứng đầu trong Ngũ Hổ Thượng Tướng đều mang họ Quan. Trong “Thủy Hử”, vị tướng đứng đầu là Quan Thắng.
Quan Thắng
Quan Thắng không phải là tự nguyện đầu quân cho Lương Sơn Bạc, ông vốn dĩ là một vị quan của triều đình nhà Tống, khi tấn công Lương Sơn Bạc đã được Tống Giang chiêu mộ. Triều đình phái ông đi tấn công Lương Sơn Bạc, có nghĩa là ông có năng lực cơ bản về võ lực, vì thế khi để ông làm thủ lĩnh của Ngũ Hổ Thượng Tướng cũng là điều hợp lý. Nhưng dưới sự dẫn dắt của Tống Giang, sau khi chấp nhận quy thuận triều đình, lại không hề có được kết cục tốt đẹp. Sau cùng đã chết trong cuộc chiến tranh thảo phạt quân Phương Lạp.
Lâm Xung
Tướng lĩnh thứ hai trong "Thủy Hử" đó là Lâm Xung. Lâm Xung có biệt danh là Báo Tử Đầu. Có lẽ mọi người khá quen thuộc với Lâm Xung, hơn nữa, đa phần mọi người đều có thái độ tôn sùng Lâm Xung. Ban đầu, Lâm Xung đi theo Tiều Cái, sau khi Tiều Cái chết, Tống Giang ngồi lên vị trí cao nhất, ông không hề hoàn toàn trọng dụng Lâm Xung, luôn có thái độ đề phòng đối với Lâm Xung.
Nếu như không phải do Thái úy Cao Cầu và nghĩa tử của hắn giở trò thì vốn dĩ Lâm Xung đã có một cuộc đời hoàn hảo. Điều may mắn là Lâm Xung có địa vị cao trong các vị anh hùng hảo hán, được nhiều vị anh hùng hảo hán tôn sùng.
Hô Diên Chước
Người thứ ba là Hô Diên Chước, ông vốn dĩ cũng là một vị quan phủ, nhưng do bản tính vô cùng chính trực, không muốn tranh đấu với tiểu nhân nên đã bị kẻ xấu hãm hại, rồi bị ép phải lên Lương Sơn. Sau này ông cũng có cống hiến lớn lao cho nhà Tống, nhưng do chinh chiến nhiều năm sức khỏe bị tiêu hao quá nhiều, không may lâm bệnh qua đời trong quân đội.
Tần Minh
Vị anh hùng hảo hán thứ tư là Tần Minh. Tần Minh có võ công vô cùng cao siêu, ông vốn dĩ là một vị quan phủ, sau này khi thảo phạt Thanh Phong Sơn đã bị Tống Giang lừa lên núi Lương Sơn. Sau này, khi Tống Giang chấp nhận quy thuận về triều đình, khi ông cùng Tống Giang đi thảo phạt Phương Lạp đã lâm bệnh qua đời.
Đổng Bình
Người thứ năm là Đổng Bình, trước khi lên núi Lương Sơn, Đổng Bình được quan phủ vô cùng trọng dụng, nhưng do tính tình ngay thẳng, cương trực, bị tiểu nhân hãm hại, bị ép phải lên núi Lương Sơn. Sau khi lên Lương Sơn, Tống Giang vô cùng coi trọng ông, sau này cùng Tống Giang đi thảo phạt Phương Lạp, lập được chiến công hiển hách. Không may ông cũng qua đời trong quân đội.
Cả 5 vị tướng lĩnh này đều không có kết cục tốt đẹp, tuy lúc còn sống đã lập được rất nhiều chiến công hiển hách nhưng lại có kết cục rất thê thảm.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.