Người bệnh ung thư nên luyện tập như thế nào?

Chủ nhật, ngày 25/12/2022 07:08 AM (GMT+7)
Ngoài các hình thức điều trị, chăm sóc trong các cơ sở y tế thì người bệnh ung thư cần luyện tập cho bản thân như thế nào để giúp quá trình hồi phục sau ‘bão’ được nhanh hơn và hiệu quả hơn?
Bình luận 0

Có thể tạm chia ra các mức độ hay khả năng vận động của người bệnh như sau:

Người bệnh có thể đi lại, vận động bình thường hoặc tương đối bình thường:

Tập vận động: các môn theo sở thích, khả năng của cơ thể và điều kiện tiếp cận như đi bộ, chạy bộ, yoga, bơi lội, đạp xe … Tập thở: các bài thở cơ hoành, thở kích hoạt năng lượng, thở thư giãn … Tập thiền: có thể tham gia lớp tập hoặc nghe các video thiền tập

Người bệnh ung thư nên luyện tập như thế nào? - Ảnh 1.

Các bài tập thật đơn giản cho những bộ phận còn hoạt động được như cổ, tay, chân với các động tác yoga gấp duỗi.

Người bệnh vẫn có thể đi lại nhưng hạn chế vận động:

Tập vận động: các môn theo nhẹ nhàng, tránh gây áp lực cho vùng tổn thương của cơ thể. Nên tập các hình thức vừa phải như yoga nằm, ngồi (dưới sàn, trên ghế), thả lỏng người trong nước, đạp xe … Tập thở tư thế ngồi (trên ghế, dưới sàn): các bài thở cơ hoành, thở kích hoạt năng lượng, thở thư giãn … Tập thiền: có thể nghe các video thiền tập hoặc tham gia lớp tập online.

Người bệnh phải nằm hay ngồi một chỗ:

Tập vận động: các bài tập thật đơn giản cho những bộ phận còn hoạt động được như cổ, tay, chân với các động tác yoga gấp duỗi. Tập thở trong khi nằm, ngồi: các bài thở cơ hoành, thở kích hoạt năng lượng, thở thư giãn … Tập thiền: có thể nghe các video thiền tập hoặc tham gia lớp tập online

Một số lưu ý cho người bệnh ung thư khi vận động thể lực

Xin ý kiến chuyên gia/bác sỹ trước khi tập. Tránh ngồi, nằm một chỗ nếu có thể đi lại. Trở lại các hoạt động thường ngày càng sớm càng tốt. Bắt đầu tập từ từ, tăng dần, cho đến khi đủ 30-45 phút/ngày hoặc hơn tùy theo khả năng của mỗi người. Lắng nghe, quan sát cơ thể trước, trong và sau khi tập. Trang phục: thoải mái (thấm mồ hôi, thoáng …) Giày dép: phù hợp (thoải mái, dễ chịu, an toàn). Đi chân đất: chỗ an toàn, giúp kích thích các đầu mút thần kinh ở lòng bàn chân, tạo cảm giác thư giãn, dễ chịu. Nên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời: 6-8h sáng. Không gian tập nên thoáng khí, an toàn. Nên khởi động trước tập, bắt đầu bằng hít thở thư giãn. Nên uống nhiều nước: trong và sau tập.

Khi nào nên dừng tập?

Nếu bệnh nhân thấy một trong những khó chịu sau:

Khó thở

 Đau ngực

Đau cơ, xương, khớp

Chóng mặt

Mờ mắt

Rối loạn cảm giác

 Đứng, ngồi không vững

Khi nào nên tránh tập?

Có ung thư ở xương (nguyên phát hoặc di căn).

Gãy xương.

 Không nên tác động lực vào vùng tổn thương.

 Có thể: bơi, tập trong nước, tập yoga nhẹ nhàng, tập thở.

Giảm miễn dịch.

Nên tránh tập chỗ đông người.

Nên tập chỗ vắng người, tập ở nhà …

 Bệnh thần kinh ngoại biên.

Mất cảm giác, loạn cảm giác (kim châm).

 Nên đạp xe tại chỗ.

 Sau một số phẫu thuật: Nên hỏi ý kiến bác sỹ.



BS Vân Ngọc (suckhoedoisong.vn)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem