Người dao đỏ

  • Ở lưng chừng trời Tây Bắc, trên bản Tả Chải (xã Tả Phìn, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai), có dịch vụ tắm nước thuốc từ những "thần dược" tự nhiên của người Dao đỏ. Ngày xuân se lạnh, được ngâm mình trong những bồn gỗ pơ mu đầy ắp nước lá thuốc, nghi ngút khói hương thơm này, du khách sẽ cảm thấy sảng khoái, khỏe khoắn như vừa thụ hưởng một nguồn năng lượng mới.
  • Nghĩ mình là "phận má hồng" mà cứ nay đây, mai đó thì không ổn, cô gái người Dao đỏ Lý Tả Mẩy, bản Tả Chải, xã Tả Phìn, huyện Sa Pa (Lào Cai) đã quyết định bỏ nghề "sang chảnh", về quê tự gây dựng cơ sở lưu trú Homestay. Thành công bước đầu từ dịch vụ Homstay-nhà nghỉ cộng đồng đã giúp cô gái người Dao “bỏ túi” trên dưới 10 triệu đồng/tháng.
  • Mới 35 tuổi nhưng anh Lý Láo Lở, ở bản Tả Chải (xã Tả Phìn, Sa Pa, Lào Cai) đã có 10 năm làm giám đốc Công ty cổ phần Phát triển các Sản phẩm Bản địa (trong bài viết tắt là Công ty) với hơn 90% cổ đông là dân bản. Công ty tọa lạc ngay bản Tả Chải, chuyên sản xuất, kinh doanh sản phẩm và dịch vụ tắm lá thuốc của người Dao đỏ. Anh giám đốc người Dao này được mọi người gọi bằng cái tên thân mật là “Lở tắm lá thuốc”.
  • Theo quan niệm của người dân tộc Dao Đỏ ở thôn Gốc Mít, xã Tân Thành, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang), khi con người từ 49 tuổi trở lên hay đau ốm, hồn vía bị vơi đi, cầu mệnh dần bị mục, do đó con cháu thường làm lễ mừng thọ cho họ.
  • Bất cứ người đàn ông Dao nào muốn được công nhận là “người lớn” thì phải làm lễ Cấp sắc. Mỗi năm một lần, người Dao đỏ ở xã Viễn Sơn (huyện Văn Yên) lại tổ chức lễ Cấp sắc để công nhận sự trưởng thành của những người đàn ông trong cộng đồng.