Thi thể bị chặt thành nhiều khúc.
Các nhà khảo cổ học ở Bắc Yorkshire, Anh vừa công bố một phát hiện đáng chú ý và được tờ Daily Star đăng tải lại. Theo đó, tổ tiên của loài người từ thời Trung Cổ thường chặt nhỏ xác người đã chết vì lo sợ họ...đội mồ sống dậy.
Địa điểm khảo cổ ở làng Wharram Percy và có niên đại từ năm 1500. Theo các chuyên gia khảo cổ, trước khi chôn cất người chết, một nghi lễ được thực hiện và xác chết chặt nhỏ thành nhiều khúc. Mục đích là để xua đuổi những linh hồn sót lại và tránh cho xác sống chui khỏi mồ.
Kết luận trên được đưa ra sau khi các nhà khảo cổ giám định xương của người đã khuất từ thế kỉ 11 đến 14 và phát hiện họ bị đốt cháy hoặc chặt nhỏ trước khi chôn cất. Giả thuyết cho rằng việc “hành hạ xác chết” này chỉ áp dụng với người ngoài đã bị các nhà khảo cổ loại bỏ.
Xương người tìm thấy ở Anh.
Theo truyền thuyết từ thời Trung Cổ, xác người chết có thể đội mồ chui khỏi mặt đất, đi lại ngoài đường và tấn công bất kì ai. Người Trung Cổ tin rằng khi người còn sống làm nhiều điều ác và lúc chết vẫn còn “năng lượng” để tỉnh giấc, họ sẽ trở thành xác sống.
Để xử lý xác chết, các nhà văn Trung Cổ từng miêu tả cách thức như chặt đầu, chặt thân và đốt thi hài thành tro. Nhóm nhà khoa học từ đại học Southampton nghiên cứu 137 mảnh xương và nhận ra đây là phần sót lại của 10 người khác nhau. Khả năng lớn họ bị chặt thành nhiều phần trước khi chôn.
Alistair Pike, giáo sư khảo cổ trường đại học Southampton, nói: “Cách họ đối xử với thi thể khiến chúng tôi rất ngạc nhiên. Việc cắt nhỏ thi thể được xem là phù hợp với giải thích người Trung Cổ muốn tránh xác sống tồn tại”.
Đại dịch xác sống nếu xảy ra có thể lây nhiễm khắp thế giới trong thời gian ngắn, nguy hiểm hơn cả “cái chết đen”,...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.