Nguồn gốc cặp rồng "đuôi chim" ở Văn Miếu?

Quang Minh – Tổng hợp Thứ năm, ngày 12/01/2017 15:25 PM (GMT+7)
Rồng đuôi chim ẩn chứa nhiều ý nghĩa văn hóa, tâm linh thay vì chỉ dành mục đích trang trí đơn thuần.
Bình luận 0

img

Cây hình rồng có đuôi trông như chim cao 3 mét ở Văn Miếu.

Hiện nay trước cổng Tam quan ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám có một cặp cây tạo hình rồng cao tới 3 mét, tạo hình từ cây xanh rất bắt mắt. Con rồng này thu hút đông đảo sự chú ý của người dân, đặc biệt là du khách nước ngoài.

img

"Xi vẫn" ở chùa Diên Hựu, Việt Nam.

Theo ông Lê Xuân Kiêu, Giám đốc Trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu, mô hình rồng này được trồng từ năm 2010 bởi các nghệ nhân từ Nam Định.

Rồng có hình dáng chữ U với đầu nổi bật và phần đuôi nhỏ dần, trông như đuôi chim khiến một số người thấy lạ mắt. 

Tuy nhiên, có người cho rằng, cặp rồng bằng cây xanh cao 3 mét tại Văn Miếu này có nhiều nét tương đồng với hình tượng “xi vẫn” trong văn hóa truyền thống Việt Nam và một số nước phương Đông. Xi vẫn (miệng rồng, đuôi chim xi) còn có tên là li vẫn (miệng rồng), li đầu (đầu rồng), xi vĩ (đuôi chim xi), từ vĩ (đuôi chim trên mái đền), long vẫn (miệng rồng), long vĩ (đầu rồng đuôi xi).

“Xi vẫn” có gốc gác ban đầu ở Ấn Độ và được gọi là Makara (hay là Ma Kiệt Ngư) theo cách gọi của người Trung Quốc.

Tác giả Robert Beer trong cuốn “Sổ tay biểu tượng văn hóa Phật giáo Tây Tạng” viết rằng Makara thường đắp trên nóc, mái của các công trình cổ với miệng há rộng. Tại Nhật cũng có hình tượng Makara nhưng thường là đầu hổ và đuôi cá kình.

Xuất phát từ văn hóa Phật giáo Ấn Độ

img

Thần Varuna (chúa tể biển cả trong văn hóa Ấn Độ) cưỡi "xi vẫn".

Tác giả Robert Beer cho biết ban đầu Makara có hình đầu thú (voi, cá sấu, rồng) và đuôi cá. Makara là linh vật để Ganga (chúa tể sông Hằng) và Varuna (chúa tể biển cả) cưỡi.

Tác giả Monier Monier-Williams của cuốn từ điển từ nguyên Ấn Độ nói rằng Makara trong tiếng Sankrit có nghĩa là “rồng biển” hoặc tiếng Hán-Tạng gọi là “thủy tinh”. Về Việt Nam, từ “thủy tinh” hay được gọi là “thủy quái”.

img

Bình đựng nước hình đầu rồng đuôi cá ở Ấn Độ.

Các bức phù điêu Hindu giáo thường có từng hàng dài Makara nối nhau tượng trưng cho dòng sông Hằng chảy dài vĩnh cửu.

Xi vẫn trong văn hóa Trung Quốc

img

"Xi vẫn" tại Trung Quốc đã chuyển thành đuôi chim xi thay vì đuôi cá.

Sau khi Phật giáo được truyền bá rộng rãi ở Đông Á và Đông Nam Á, Makara cũng theo đó được phát triển ở Trung Quốc. Sách “Thái Bình ngự lãm” thuật lại sự tích xuất hiện “xi vẫn” như sau: “Đời Hán ở điện Bách Lương, khi hỏa hoạn ập đến, một thầy mo đất Việt nói rằng: “Ngoài biển có con rồng cá, đuôi giống chim xi, thúc sóng gây mưa”.

Sau này, các vua Trung Quốc quyết định tạc tượng “xi vẫn” để trấn yểm thiên tai. Vua Hán Vũ Đế là người đầu tiên cho đắp xi vẫn ở các đình, chùa, theo tác giả Robert Beer. “Xi vẫn” ở Trung Quốc không còn đuôi cá nữa mà chuyển thành đuôi chim xi.

img

"Xi vẫn" trong văn hóa Indonesia.

Theo sách “Đại Đường tây thành kí”, “xi vẫn” xuất hiện sau khi Phật giáo truyền vào Trung Quốc và rất được ưa chuộng ở các kiến trúc cung đình. Họ đắp lên hai đầu của nóc điện và xem “xi vẫn” là vị thần trừ hỏa. Ý nghĩa Phật giáo nguyên sơ ban đầu của Makara đã thay đổi hoàn toàn khi trở thành “xi vẫn” ở Trung Quốc.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem